Những rào cản trong tiến trình giải quyết 'Các vấn đề liên triều'
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 420.87 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Các vấn đề liên Triều” và những rào cản trong việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến là một vấn đề khoa học cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Việc nghiên cứu "Những rào cản trong tiến trình giải quyết “Các vấn đề liên triều”" sẽ góp phần hoàn thiện các nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh 1950 - 1953, làm rõ những yếu tố quốc tế và khu vực tác động đến những chuyển biến trên bán đảo Triều Tiên thời kì hậu chiến tranh Lạnh, và ở góc độ nào đó có thể giúp lí giải mối quan hệ phức tạp, thăng trầm trong quan hệ liên Triều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những rào cản trong tiến trình giải quyết “Các vấn đề liên triều” KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT “CÁC VẤN ĐỀ LIÊN TRIỀU” Trần Thanh Quang, Lớp K63CLC, Khoa Lịch sử GVHD: PGS.TS. Đào Tuấn Thành Tóm tắt: Chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà không phân thắng bại với một hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm (27/7/1953). Nhưng cuộc nội chiến đã để lại những hệ quả xấu cùng các vấn đề bức thiết cần phải giải quyết như vấn đề đoàn tụ các gia đình li tán sau cuộc nội chiến, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên…, đặc biệt là vấn đề hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Sự đối lập về nền tảng chính trị, tư tưởng đã dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đó cũng chính là rào cản lớn nhất đối với tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Các yếu tố chủ quan xuất phát từ bên trong bán đảo Triều Tiên thường chịu sự chi phối lớn của các yếu tố khách quan bên ngoài (đặc biệt trong thời gian chiến tranh Lạnh). Thế giới chuyển mình nhanh chóng, các vấn đề quốc tế mới càng nhiều, lại càng tạo thêm trở ngại trên tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Từ khóa: Triều Tiên, Hàn Quốc, thống nhất, chiến tranh Triều Tiên, liên Triều. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau chiến tranh Thế giới thứ II, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng bởi cuộc chiến tranh Lạnh, bởi sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa lần lượt do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ vì thế đã diễn ra, trong đó có cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 đến năm 1953. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà không phân thắng bại với một hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm (27/7/1953). Nhưng cuộc nội chiến đã để lại những hệ quả xấu cùng các vấn đề bức thiết cần phải giải quyết như vấn đề đoàn tụ các gia đình li tán sau cuộc nội chiến, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên)… đặc biệt là vấn đề hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ngay từ đầu, sự đối lập giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đã chịu sự chi phối lớn bởi các cường quốc nên việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến hiển nhiên không chỉ là vấn đề riêng của hai miền bán đảo, mà còn chịu sự ảnh hưởng của quan hệ quốc tế. Vì thế cần đặt “các vấn đề liên Triều” vào tổng thể mối quan hệ với các nước lớn cùng các yếu tố khác trong bối cảnh thế giới có những biến chuyển liên tục. Từ những nội dung nêu trên có thể thấy “các vấn đề liên Triều” và những rào cản trong việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến là một vấn đề khoa học cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện các nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh 1950 - 1953, làm rõ những yếu tố quốc tế và khu vực tác động đến những chuyển biến trên bán đảo Triều Tiên thời kì hậu chiến tranh Lạnh, và ở góc độ nào đó có thể giúp lí giải mối quan hệ phức tạp, thăng trầm trong quan hệ liên Triều. 231 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Trên tinh thần đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” nhằm làm sáng tỏ sự tác động của những yếu tố bên trong, và bên ngoài (yếu tố các nước lớn, các yếu tố khác) trong việc gây trở ngại đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 đến nay. Qua đó, giúp hiểu sâu sắc hơn về sự đối đầu căng thẳng giữa hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên đặt trong mối quan hệ với các nước lớn cùng các yếu tố quốc tế khác. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề như yếu tố chính trong việc gây trở ngại là gì? Các yếu tố tác động đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” có mối quan hệ ra sao? Từ đó, tác giả đưa ra nhận định về triển vọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đề tài đòi hỏi giải quyết những nhiệm vụ sau: Phân tích tình hình bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu đầu thế kỉ XX để hiểu được nguyên nhân sâu xa của sự chia cắt sau chiến tranh Thế giới thứ II; phân tích những rào cản bên trong và bên ngoài đối với tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” sau cuộc nội chiến 1950 – 1953. Cuối cùng tác giả nhận định về những triển vọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải thống nhất hai miền trên bán đảo Triều Tiên trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể. II. NỘI DUNG ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những rào cản trong tiến trình giải quyết “Các vấn đề liên triều” KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT “CÁC VẤN ĐỀ LIÊN TRIỀU” Trần Thanh Quang, Lớp K63CLC, Khoa Lịch sử GVHD: PGS.TS. Đào Tuấn Thành Tóm tắt: Chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà không phân thắng bại với một hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm (27/7/1953). Nhưng cuộc nội chiến đã để lại những hệ quả xấu cùng các vấn đề bức thiết cần phải giải quyết như vấn đề đoàn tụ các gia đình li tán sau cuộc nội chiến, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên…, đặc biệt là vấn đề hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Sự đối lập về nền tảng chính trị, tư tưởng đã dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đó cũng chính là rào cản lớn nhất đối với tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Các yếu tố chủ quan xuất phát từ bên trong bán đảo Triều Tiên thường chịu sự chi phối lớn của các yếu tố khách quan bên ngoài (đặc biệt trong thời gian chiến tranh Lạnh). Thế giới chuyển mình nhanh chóng, các vấn đề quốc tế mới càng nhiều, lại càng tạo thêm trở ngại trên tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Từ khóa: Triều Tiên, Hàn Quốc, thống nhất, chiến tranh Triều Tiên, liên Triều. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau chiến tranh Thế giới thứ II, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng bởi cuộc chiến tranh Lạnh, bởi sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa lần lượt do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ vì thế đã diễn ra, trong đó có cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 đến năm 1953. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà không phân thắng bại với một hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm (27/7/1953). Nhưng cuộc nội chiến đã để lại những hệ quả xấu cùng các vấn đề bức thiết cần phải giải quyết như vấn đề đoàn tụ các gia đình li tán sau cuộc nội chiến, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên)… đặc biệt là vấn đề hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ngay từ đầu, sự đối lập giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đã chịu sự chi phối lớn bởi các cường quốc nên việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến hiển nhiên không chỉ là vấn đề riêng của hai miền bán đảo, mà còn chịu sự ảnh hưởng của quan hệ quốc tế. Vì thế cần đặt “các vấn đề liên Triều” vào tổng thể mối quan hệ với các nước lớn cùng các yếu tố khác trong bối cảnh thế giới có những biến chuyển liên tục. Từ những nội dung nêu trên có thể thấy “các vấn đề liên Triều” và những rào cản trong việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến là một vấn đề khoa học cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện các nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh 1950 - 1953, làm rõ những yếu tố quốc tế và khu vực tác động đến những chuyển biến trên bán đảo Triều Tiên thời kì hậu chiến tranh Lạnh, và ở góc độ nào đó có thể giúp lí giải mối quan hệ phức tạp, thăng trầm trong quan hệ liên Triều. 231 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Trên tinh thần đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” nhằm làm sáng tỏ sự tác động của những yếu tố bên trong, và bên ngoài (yếu tố các nước lớn, các yếu tố khác) trong việc gây trở ngại đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 đến nay. Qua đó, giúp hiểu sâu sắc hơn về sự đối đầu căng thẳng giữa hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên đặt trong mối quan hệ với các nước lớn cùng các yếu tố quốc tế khác. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề như yếu tố chính trong việc gây trở ngại là gì? Các yếu tố tác động đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” có mối quan hệ ra sao? Từ đó, tác giả đưa ra nhận định về triển vọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đề tài đòi hỏi giải quyết những nhiệm vụ sau: Phân tích tình hình bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu đầu thế kỉ XX để hiểu được nguyên nhân sâu xa của sự chia cắt sau chiến tranh Thế giới thứ II; phân tích những rào cản bên trong và bên ngoài đối với tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” sau cuộc nội chiến 1950 – 1953. Cuối cùng tác giả nhận định về những triển vọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải thống nhất hai miền trên bán đảo Triều Tiên trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể. II. NỘI DUNG ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học sinh viên Triều Tiên Hàn Quốc Chiến tranh Triều Tiên Các vấn đề liên Triều Bán đảo Triều TiênGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 583 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 247 2 0 -
6 trang 196 0 0
-
12 trang 150 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 118 0 0 -
Constraints on preinflation fluctuations in a nearly flat open ΛCDM cosmology
8 trang 118 0 0 -
Hành trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 trang 111 0 0 -
Đổi mới đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
6 trang 95 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 93 0 0 -
10 trang 82 0 0