Danh mục

Những thách thức đối với quản lý nước đô thị Hà Nội

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 833.42 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Những thách thức đối với quản lý nước đô thị Hà Nội đánh giá toàn diện những thách thức trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước đô thị trên cả quy mô lưu vực và đô thị nhằm nổi bật sự cấp bách trong việc cần phải nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý nước đô thị bền vững, chặt chẽ và hiệu quả hơn trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức đối với quản lý nước đô thị Hà Nội NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ HÀ NỘI Trần Đức Thiện, Đặng Văn Hà, Nguyễn Thị Yến, Chu Mạnh Hùng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp Tóm tắt Biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh chóng và các biện pháp quản lý nước đô thị không phù hợp ở nhiều thành phố đã gây ra những vấn đề liên quan đến nước đô thị, đe dọa ngày càng nhiều hơn đến các chiến lược phát triển bền vững của thành phố. Lấy Hà Nội làm nghiên cứu điển hình, bài viết đã xem xét kỹ lưỡng để đánh giá toàn diện những thách thức đối với quản lý nước đô thị Hà Nội. Kết quả cho thấy các vấn đề liên quan đến nước đô thị đã làm nổi bật những thách thức trên cả quy mô đô thị và lưu vực, như: mặt nước bị thu hẹp; mực nước ngầm suy giảm; ô nhiễm nước; ngập úng đô thị; suy giảm hệ sinh thái; khan hiếm và xung đột sử dụng nước. Những kết quả này thể hiện một bước phân tích quan trọng đối với các nhà hoạch định chiến lược phát triển đô thị nhằm vượt qua các rào cản, thúc đẩy đổi mới để chuyển đổi sang cách tiếp cận quản lý nước đô thị bền vững, chặt chẽ và hiệu quả hơn. Từ khóa: Thách thức; Các vấn đề liên quan đến nước đô thị; Quản lý nước đô thị; Hà Nội. Abstract Challenges to urban water management in Hanoi Climate change, rapid urbanization and inappropriate urban water management approaches in many cities have resulted in urban water-related problems, thereby posing increasing threats to the sustainable development strategies of the cities. Hanoi as a case study, this paper has scrutinized to comprehensively assess the challenges for urban water management in Hanoi. The results showed that urban water-related problems have highlighted new challenges for both basin and urban scales, such as water body shrinking, groundwater level’s decline, water pollution, urban water logging, ecosystem degradation, water scarcity and water use conflicts. These results represent an important analytical step for urban development strategic planners to overcome barriers and foster innovation for transitions to a more sustainable, coherent, and effective urban water management approach. Keywords: Challenges; Water-related problems; Urban water management; Hanoi. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu, các vấn đề liên quan đến nước đô thị đã đặt ra những thách thức đối với hệ thống quản lý nước đô thị vốn đã căng thẳng [1], đặc biệt là ở các nước đang phát triển, khi các chính sách quản lý nước đô thị không được coi trọng vì sự phát triển bền vững [2]. Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến nước đô thị là mối quan tâm toàn cầu trong cộng đồng khoa học và kỹ thuật, nhằm phát triển các phương pháp mới để quản lý và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hơn [3, 4]. Vì vậy, vấn đề quản lý nước đô thị bền vững ở các nước chưa bao giờ quan trọng như lúc này [3]. Nước rất cần thiết cho cuộc sống con người, là yếu tố quan trọng liên kết với hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững [5]. Trong những năm gần đây, xung đột về sử dụng nước ở nhiều quốc gia trên thế giới đã trở thành một vấn đề cấp bách do sự cạnh tranh gia tăng đối với nguồn nước ngày càng khan hiếm [6]. Xung đột sử dụng nước ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề an ninh lương thực và là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững, một trong những mục tiêu quan trọng của xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Khan hiếm nước tác động Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 59 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đến mọi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tính bền vững của môi trường và hệ sinh thái tự nhiên ở các quốc gia trên tất cả các lục địa [7]. Trong khu vực đô thị, ngập úng đã trở thành nguy cơ phổ biến, ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường ở các nước đang phát triển, gây thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống [8]. Ngoài ra, sự chuyển đổi nhanh chóng giữa nông thôn và thành thị đã dẫn đến việc thu hẹp các vùng nước tự nhiên (sông, hồ, đất ngập nước,…), làm cản trở các chu trình nước tự nhiên trong khu vực [8]. Kết hợp với việc quản lý nước đô thị không phù hợp không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn dẫn đến suy thoái hệ sinh thái dưới nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng [9]. Mặt khác, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị làm tăng nhu cầu sử dụng nước ngầm là những nguyên nhân chính làm giảm mực nước ngầm ở nhiều thành phố [10] và việc hạ thấp mực nước ngầm đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sụt lún đất ở các khu vực đô thị [11]. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu [12], hiện đang ở giai đoạn đô thị hóa nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị hóa từ năm 2007 đến 2017 tăng từ 28,5 % lên 35,21 %, với mức tăng 0,67 % mỗi năm [13] và ước tính đạt gần 56% vào năm 2050 [14]. Đô thị hóa ở Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu tại các khu vực đô thị [15]. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và thương mại quốc tế của đất nước, là thành phố tiêu biểu ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, đang phải đối mặt với các vấn đề ngày càng tăng liên quan đến nước đô thị, đe dọa đến các chiến lược phát triển bền vững của thành phố. Lấy Hà Nội làm nghiên cứu điển hình, bài viết xem xét kỹ lưỡng để đánh giá toàn diện những thách thức trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước đô thị trên cả quy mô lưu vực và đô thị nhằm nổi bật sự cấp bách trong việc cần phải nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý nước đô thị bền vững, chặt chẽ và hiệu quả hơn trong tương lai. Từ đó, cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các thành phố khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước đô thị. 2. Phương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: