Danh mục

Những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.33 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày những nhân tố lý luận ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Đó là tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… thế kỷ XX, những quan điểm mới mẻ của các nhà cải cách Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu truyền bá vào Việt Nam đầu thế kỷ XX qua các tân thư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng6CHUYÊN MỤCTRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌCNHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊCỦA HUỲNH THÚC KHÁNGNGUYỄN HỮU SƠNBài viết trình bày những nhân tố lý luận ảnh hưởng đến quá trình hình thành vàchuyển biến trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Đó là tư tưởng đổi mớicủa Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… thế kỷ XX, những quan điểm mới mẻ củacác nhà cải cách Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu truyền bá vào ViệtNam đầu thế kỷ XX qua các tân thư. Sau cùng là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lý luậnchủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng dân tộc tiến bộ của Hồ Chí Minh qua thực tiễn thắnglợi Cách mạng Tháng Tám – 1945.Huỳnh Thúc Kháng (2000, tr. 96) từngviết trong Bức thư gởi Kỳ ngoại hầuCường Để (1943): “Cái gì dĩ vãng nhưcái chết ngày hôm qua, nhắc lại giốngkhông có chút bổ ích gì. Song muốn biếtviệc sau, cần phải xem việc trước…”. Vìvậy, nghiên cứu quá trình hình thành vàphát triển tư tưởng chính trị của HuỳnhThúc Kháng không chỉ đặt trong hoàncảnh lịch sử xã hội Việt Nam ở cuối thếkỷ XIX đầu thế kỷ XX mà còn cần xemxét những tư tưởng của các thế hệ trướcđó cùng với những giá trị tư tưởng củaNguyễn Hữu Sơn. Thạc sĩ. Trung tâm Triếthọc và Chính trị học, Viện Khoa học xã hộivùng Nam Bộ.thế giới và khu vực trong quá trình giaolưu giữa các dân tộc lúc đương thời.1. TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚCVỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNGCHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNGLịch sử dân tộc đã chứng minh chủnghĩa yêu nước truyền thống từ thế kỷXVIII trở về trước đã hoàn thành xuấtsắc sứ mệnh của mình trong sự nghiệpbảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.Tuy nhiên, cho đến nửa cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX ý thức hệ phong kiến củatư tưởng Nho giáo ngày càng trở nênbảo thủ, phản động. Thời kỳ này, nguycơ bị xâm lược bởi các nước tư bảnphương Tây đã lộ rõ, nhưng những quanđiểm, tư tưởng của Nho giáo đang thốngNGUYỄN HỮU SƠN – NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH…trị toàn bộ xã hội đã ảnh hưởng đến chủnghĩa yêu nước của dân tộc, không đủsức soi sáng cho các vấn đề cơ bản liênquan đến sự nghiệp bảo vệ và giành lạiđộc lập của dân tộc Việt Nam.Trong điều kiện như vậy, xuất hiện mộttrào lưu tư tưởng canh tân của một bộphận trí thức yêu nước tiến bộ, với chủtrương là vận dụng những tri thức mới,những tiến bộ của văn minh phương Tâynhằm đổi mới mạnh mẽ và toàn diện đấtnước, phát triển kinh tế - xã hội theo kịpsự phát triển chung của thời đại. Nhữngngười tiêu biểu cho trào lưu này là ĐặngHuy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Phạm PhúThứ, Nguyễn Lộ Trạch, v.v... Tuy nhiên,tư tưởng canh tân của những trí thứcyêu nước tiến bộ ấy vấp phải sự phảnkháng của đại bộ phận quan lại triều đìnhphong kiến nhà Nguyễn có tư tưởng thủcựu không muốn đổi mới, từ chối tiếpnhận những thành quả, tư tưởng tiến bộ,của văn minh phương Tây và nhân loại.Tư tưởng canh tân từ các viên quantrong chính quyền nhà Nguyễn cho thấytriều đình phong kiến có thông tin về tìnhhình khu vực và thế giới, về sự bànhtrướng, xâm lược của các nước tư bảnphương Tây đối với phương Đông, nhưngđã không thể đáp ứng được thời thế.Chủ trương cải cách, tư tưởng đổi mớicủa các nhà Nho, sĩ phu yêu nước có nộidung, tính chất và mức độ khác nhau. Nóphụ thuộc vào vị trí xã hội cũng như mốiquan hệ và tư duy trực quan của từngngười. Do vậy mà với những văn quantriều đình có tư tưởng canh tân nhưPhạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ thì lờitrình bày tư tưởng canh tân có phần nhẹnhàng, mức độ chừng mực và cũng chỉ7dừng lại ở một số đề nghị cụ thể như:đóng tàu, mở hải cảng, giao thương,…Ngược lại, với những nhà Nho khôngphải từ tầng lớp quan lại triều đình nhưNguyễn Trường Tộ (qua những văn bảnđề nghị cải cách như Tế cấp luận, Giáomôn luận và Thiên hạ phân hợp đại thếluận) hay Nguyễn Lộ Trạch (như: Thời vụsách, Thiên hạ đại thế luận, v.v...) thì tưtưởng canh tân được đề cập trên nhiềulĩnh vực, nội dung phong phú, đa dạngmang tính cấp bách, toàn diện và cơ bản.Đặc biệt đã đề xuất phải thay đổi sựquản lý và điều hành xã hội theo truyềnthống bằng sự quản lý và điều hành xãhội theo kiểu tư bản phương Tây.Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1896) là nhà tưtưởng canh tân có nhiều ảnh hưởng sâusắc đến Huỳnh Thúc Kháng. Những tácphẩm của Nguyễn Lộ Trạch có ảnhhưởng đến khuynh hướng dân chủ tưsản ở Việt Nam phải kể đến các cuốnsách như Thời vụ sách thượng, Thời vụsách hạ, Thiên hạ đại thế luận. HuỳnhThúc Kháng từng đánh giá: “một bài luậnrất có giá trị trong học giới nước ta”, bởivì ông nhận thấy rằng: “đương giữakhoảng màn kín đen mù, tường caongăn đón như thế, mà có nhà học giảnhư Nguyễn Lộ Trạch, tự mình tìm lấysách vở, lại do chỗ học vấn lịch duyệt,suy nghiệm cùng con mắt xem đời củamình, không nương dựa vào học thuyếtnào, làm ra một bài đại luận nói đại thếtrong thế giới, mà ở trong đó những điềuđúng đắn” (Chương Thâu, Phạm NgôMinh, 2012, tr. 1161).Bản thân Nguyễn Lộ Trạch cũng kế thừa,phát triển những tư tưởng canh tân củaNguyễn Trường Tộ. Về tư tưởng chính8trị, Nguyễn Lộ Trạch cho rằng: “sự cònmất của quốc gia là do chính trị - giáodục, chứ không phải do mạnh yếu, lớnnhỏ. Chính trị - giáo dục được sửa sangcất cử thì dầu nhỏ yếu cũng chưa thểmất được” (Mai Cao Chương, Đoàn LêGiang, 1995, tr. 138). Nhận thức về thờicuộc, ông cho rằng phải biết “thức thời”,ông chỉ ra rằng: “Xem cái lý, xét cái thế,kịp thời sửa sang chính trị - giáo dục đểkhông phụ lòng mong mỏi của dân. Đó làđiều hy vọng ở những bậc quân tửtương lai trong nước” (Mai Cao Chương,Đoàn Lê Giang, 1995, tr. 145). Nhưng tấtcả những tư tưởng canh tân cứu nướccủa ông đều không được triều đình thựcthi, thậm chí còn bị cho rằng lời lẽ “caoquá”. Sau này, đánh giá về những tưtưởng của ông trong Quỳ ưu lục, HuỳnhThúc Kháng đã viết: “… bài Thời vụ sáchcủa ông, ai cũng phải nhận là bài thuốccứu thời rất trúng bệnh. Không nhữngphương mão cao áo dài ngồi không ănthịt lúc bấy giờ, không ai có được lòngnhiệt thành ái quốc, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: