Danh mục

Những tư liệu mới phát hiện về Mai Hắc Đế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những tư liệu mới phát hiện về Mai Hắc Đế--- Lê Anh ---Sử liệu về cuộc khởi nghĩa Nhâm Tuất (722) của nhân dân ta chống lại ách đô hộ nhà Đường, cũng như thân thế và sự nghiệp lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan không có bao nhiêu. Với nhiều em học sinh phổ thông, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan dường như chỉ là tự phát, nguyên nhân do lệ cống vải cho Đường triều quá cực khổ; và dù khởi nghĩa không đem lại độc lập lâu dài cho dân tộc, nhưng cũng đã buộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tư liệu mới phát hiện về Mai Hắc Đế Những tư liệu mới phát hiện về Mai Hắc Đế --- Lê Anh --- Sử liệu về cuộc khởi nghĩa Nhâm Tuất (722) của nhân dân ta chống lại ách đôhộ nhà Đường, cũng như thân thế và sự nghiệp lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mai ThúcLoan không có bao nhiêu. Với nhiều em học sinh phổ thông, cuộc khởi nghĩa MaiThúc Loan dường như chỉ là tự phát, nguyên nhân do lệ cống vải cho Đường triềuquá cực khổ; và dù khởi nghĩa không đem lại độc lập lâu dài cho dân tộc, nhưngcũng đã buộc nhà Đường bãi bỏ cái lệ cống vải quá hà khắc kia (?!). Trước cái vốn chính sử để lại hết sức khiêm tốn, tác giả Đinh Văn Hiến có lẽ rấtthận trọng khi đặt tên cho cuốn sách về người anh hùng Mai Thúc Loan là MaiHắc Đế - Truyền thuyết và lịch sử (Nhà xuất bản Nghệ An - 1997). Chất tư liệutrong cuốn sách này, theo chúng tôi, như đánh giá của Giáo sư sử học Phan ĐạiDoãn là chính xác: Tập sách của anh Đinh Văn Hiến là một bộ sưu tập công phucác sử liệu xưa, các truyền thuyết dân gian, thần tích các địa phương (Nghệ An,Hà Nội, Hải Phòng) mô tả các di tích thành lũy, các câu đối ở đền đình..., Xinquý vị độc giả xem đây là những câu chuyện lịch sử (và có một số truyền thuyếtđược lịch sử hóa) phản ánh một vòng hào quang đẹp đẽ, lâu bền của khởi nghĩaMai Thúc Loan còn đến ngày nay mà chúng ta có nhiệm vụ phát huy mọi giá trịvăn hóa tinh thần của nó. (Lời giới thiệu sách). Tuy nhiên, theo chúng tôi, đóng góp của tác giả về mặt tư liệu đến đâu là điềurất cần bàn đến. Bởi khi sử liệu không có nhiều, thì mỗi phát hiện làm rõ đều rấtquan trọng để giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về một sự kiện trọng đạitrong lịch sử dân tộc. Tác giả cuốn sách đã cố gắng chứng minh: khởi nghĩa Nhâm Tuất hoàn toànkhông phải là cuộc khởi nghĩa tự phát, mà trái lại được chuẩn bị hết sức chu đáomột thời gian dài. Điều này thể hiện ở việc thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa đã chủ độngtham gia đoàn dân phu gánh vải cống từ Hoan Châu, xuyên dọc theo đất nướctrong đó có thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), sang tận Kinh đô Tràng An nhàĐường. Chính qua (những ?) chuyến xuất dương đó, người thanh niên yêu nướcMai Thúc Loan có cơ hội tìm hiểu tình hình, xây dựng thế trận và lực lượng, sắpđặt chiến lược cho cuộc chiến tranh giải phóng sau này. Nhờ có mặt tại kinh đônhà Đường, Mai tiếp xúc và đặt những mối quan hệ ngoại giao đầu tiên với cácnước lân bang với ta. Đó là cơ sở cho liên minh quốc tế sau này khi khởi nghĩa nổra. Cũng nằm trong chiến lược đó- ngoài bà vợ cả ở Hoan Châu, Mai có một bà vợở Đường Lâm (Sơn Tây ngày nay, một địa thế hiểm yếu gần thành Tống Bình).Mai không phải là một quý tộc phong kiến, việc ông có vợ hai nơi xa nhau nhưvậy rõ ràng là không bình th ường, vì thời ấy giao thông giữa các vùng còn rấtkhó khăn. Chọn thời điểm và địa phương để phát động khởi nghĩa cũng thể hiện sự chuẩnbị chu đáo và thiên tài quân s ự của Mai. Tệ cống tiến vải cực khổ khiến lòng dâncả nước oán giận, đặc biệt chính nhân dân Hoan Châu chịu nhiều cực khổ nhất vìgiống vải tiến thuộc dãy núi Đại Huệ của châu này! Và Hoan Châu ngày đó (namNghệ An và Hà Tĩnh, tới tận Đèo Ngang ngày nay) chính là miền biên viễn cựcNam của Tổ quốc. Để chống giặc ph ương Bắc thì đây là căn cứ địa, là bàn đạp tấncông giành toàn thắng rất lợi hại. Nhờ có sự chuẩn bị công phu hơn 20 năm trời của vị thủ lĩnh, cuộc khởi nghĩakhi nổ ra đã nhanh chóng giành được những thắng lợi liên tiếp. Sau khi giải phóngcác châu Hoan, Diễn, Ái (Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay), Mai lên ngôi vua hiệu làMai Hắc Đế, lập kinh đô Vạn An (Nam Đàn ngày nay), rồi kết hợp cùng đội quânquốc tế của các nước lân bang và đội quân ứng nghĩa của châu Đường Lâm, giảiphóng thành Tống Bình và toàn bộ đất nước. Tác giả Đinh Văn Hiến cũng đ ưa ra những tư liệu quý giá về quê hương và thânthế của Mai Thúc Loan. Chúng ta từng biết, Mai sinh ra thiếu bố, lại sớm mồ côimẹ, từ nhỏ cuộc sống đã bần hàn vất vả (phải chăng vì lý do này mà chính sửphong kiến đã chép rất ít về người anh hùng kiệt xuất ?). Thực ra tuy Mai sinh ởthôn Ngọc Trừng huyện Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An), nhưng quê ông chính ởthôn Mai Phụ, huyện Thiên Lộc (Thạch Hà, Hà Tĩnh- nay ở thôn này vẫn còn nhàthờ họ Mai rất đẹp). Vì hoàn cảnh éo le riêng, thân mẫu của Mai đã phải rời quê,vượt dẫy Thiên Nhẫn khi bụng mang dạ chửa, sang lập nghiệp nương nhờ vùngquê mới Nam Đàn và sinh con ở đây. Giờ đây, theo quan điểm tôn trọng sự thậtlịch sử và cách nhìn mới, chúng ta nên và cần khẳng định những tư liệu này. HàTĩnh, một địa phương nổi tiếng khắp nước bởi truyền thống hiếu học, truyền thốngvượt khó, truyền thống yêu nước, có thể tự hào là nơi phát tích một vị vua, một vịanh hùng dân tộc muôn đời được nhân dân tôn vinh. (Chúng tôi đ ược biết, Sở Vănhóa - Thông tin Hà Tĩnh đã tham gia tài trợ in cuốn sách Mai Hắc Đế và..., vàmới đây một đường phố đẹp của Hà Tĩnh đã được vinh dự mang tên phố Mai HắcĐế). Tư liệu về bà vợ ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: