![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Những vấn đề chung về giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học
Số trang: 46
Loại file: pdf
Dung lượng: 918.50 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu bàn về việc giảng dạy tích cực giúp cho người học trở nên chủ động, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lí, tạo nên con người rất thực tế, thích hoạt động, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động cuộc sống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề chung về giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ NGƯỜI HỌC 1.1. Phương pháp giảng dạy tích cực - lấy người học làm trung tâm Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong những năm qua thực chất là bước chuyển đổi từ chương trình đào tạo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện theo cách tiếp cận đó, người dạy chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Cho đến ày, tồn tại hai quan niệm về phương pháp giảng dạy với nhiều nét khác biệt rõ rệt. Quan niệm thứ nhất: giảng dạy theo lối “truyền thụ một chiều”- người thầy đóng vai trò trung tâm. Hoạt động chính của giảng dạy là thầy giảng, trò ghi, thầy nói, trò nghe. Người giảng dạy thì truyền đạt chủ yếu bằng độc thoại những kiến thức đóng khung trong khuôn khổ định sẵn và áp đặt, người thầy làm mẫu và người học làm theo, người giảng dạy độc quyền đánh giá người học và cho điểm. Điều này dễ dẫn tới việc nhồi nhét kiến thức, làm cho người học bị “nghẹn”, thậm chí khó có thể tiếp thu. Quan niệm thứ hai: giảng dạy là hoạt động của thầy và trò, được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đây là hoạt động tương tác, có tính đặc thù, thầy trò cùng nhau - gọi là “Giảng dạy có sự cùng tham gia”. Ở đó, người thầy không áp đặt, không giáo điều cứng nhắc, mà chỉ dẫn cho trò biết cách học và suy nghĩ do chính mình. Người thầy khuyến khích chứ không ngăn chặn những đáp ứng thông minh và có tính cách phê phán của trò. Với mô hình này, đóng vai trò trung tâm trong hoạt động giảng dạy không phải là thầy, mà là trò. Chính vì thế, mô hình giảng dạy này có tên gọi khác là giảng dạy “Lấy người học làm trung tâm”, hay còn gọi là “Giảng dạy tích cực” vì phát huy được tính tích cực, chủ động của nhân vật trung tâm - người học. Thực tế cho thấy, cách thức giảng dạy truyền thụ một chiều, “lấy người thầy làm trung tâm” vẫn tồn tại trong giáo dục. Ở đó, vai trò của người thầy được đặt quá cao, thầy quyết định mọi điều trên lớp. Thầy giảng, trò nghe, người học tiếp thu vô điều kiện. Với phương pháp giảng dạy này, người học có thể nắm vững lí thuyết một cách rất hệ thống nhưng khả năng “tiêu hóa” thấp và kĩ năng thực hành khó được hình thành. Do 3 vậy, khó có thể nói đến sự linh hoạt trong tư duy giải quyết các tình huống trong thực tiễn, đồng thời dễ gây nhàm chán, mệt mỏi, dẫn tới tâm lý “sợ học”. Phương pháp giảng dạy tích cực - lấy người học làm trung tâm có nhiều điểm khác biệt với phương pháp giảng “lấy người thầy làm trung tâm”. Mô hình giảng dạy này đòi hỏi phải xây dựng lại các hình thức tổ chức và các phương pháp giảng dạy phù hợp. Ở đây, người học không thể chỉ đến lớp nghe, ghi chép một cách thụ động, mà phải tham gia vào mọi hoạt động một cách tích cực, từ chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, đến thực hành; từ giải quyết các tình huống đến các hoạt động vận động, thực hiện các yêu cầu phục vụ cho bài học dưới sự điều khiển, hướng dẫn của người thầy. Họ được phát huy những hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống của mình, được khám phá tiềm năng của bản thân. Họ cảm thấy hứng thú, vui vẻ, hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện và được làm. Họ sẽ hiểu sâu, nhớ lâu, tăng khả năng áp dụng kiến thức vào vào thực tiễn. Họ có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân và chia sẻ với cộng đồng. Lấy người học làm trung tâm không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy, đưa người thầy xuống vị trí người “quan sát”, “chứng kiến” hoạt động của người học. Mà ngược lại, vì “lấy người học làm trung tâm” nên càng yêu cầu cao hơn đối với năng lực của người thầy. Bởi khi đó, người thầy phải là người có khả năng tổ chức, điều khiển hoạt động của người học, giúp người học học tập tốt nhất. Ở bất kì thời đại nào, và với bất cứ phương pháp giảng dạy nào, vai trò của người thầy luôn luôn được đề cao, thầy giỏi mới có thể giúp trò giỏi, và ngược lại, trò giỏi cần phải có thầy giỏi. Mối quan hệ giữa dạy và học là mối quan hệ biện chứng, là quy luật cơ bản để tạo nên chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Để giảng dạy hiệu quả, người học phải thực sự “là trung tâm”, và người thầy phải là chủ đạo trong tiến trình dạy học. Vì thế, người thầy hơn bao giờ hết, phải tự mình phải trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, để có thể đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của người học, để đủ khả năng hỗ trợ, giúp đỡ người học khai thác tiềm năng trí tuệ của chính họ. Có thể khẳng định rằng: Giảng dạy tích cực giúp cho người học trở nên chủ động, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lí, tạo nên con người rất thực tế, thíc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề chung về giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ NGƯỜI HỌC 1.1. Phương pháp giảng dạy tích cực - lấy người học làm trung tâm Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong những năm qua thực chất là bước chuyển đổi từ chương trình đào tạo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện theo cách tiếp cận đó, người dạy chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Cho đến ày, tồn tại hai quan niệm về phương pháp giảng dạy với nhiều nét khác biệt rõ rệt. Quan niệm thứ nhất: giảng dạy theo lối “truyền thụ một chiều”- người thầy đóng vai trò trung tâm. Hoạt động chính của giảng dạy là thầy giảng, trò ghi, thầy nói, trò nghe. Người giảng dạy thì truyền đạt chủ yếu bằng độc thoại những kiến thức đóng khung trong khuôn khổ định sẵn và áp đặt, người thầy làm mẫu và người học làm theo, người giảng dạy độc quyền đánh giá người học và cho điểm. Điều này dễ dẫn tới việc nhồi nhét kiến thức, làm cho người học bị “nghẹn”, thậm chí khó có thể tiếp thu. Quan niệm thứ hai: giảng dạy là hoạt động của thầy và trò, được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đây là hoạt động tương tác, có tính đặc thù, thầy trò cùng nhau - gọi là “Giảng dạy có sự cùng tham gia”. Ở đó, người thầy không áp đặt, không giáo điều cứng nhắc, mà chỉ dẫn cho trò biết cách học và suy nghĩ do chính mình. Người thầy khuyến khích chứ không ngăn chặn những đáp ứng thông minh và có tính cách phê phán của trò. Với mô hình này, đóng vai trò trung tâm trong hoạt động giảng dạy không phải là thầy, mà là trò. Chính vì thế, mô hình giảng dạy này có tên gọi khác là giảng dạy “Lấy người học làm trung tâm”, hay còn gọi là “Giảng dạy tích cực” vì phát huy được tính tích cực, chủ động của nhân vật trung tâm - người học. Thực tế cho thấy, cách thức giảng dạy truyền thụ một chiều, “lấy người thầy làm trung tâm” vẫn tồn tại trong giáo dục. Ở đó, vai trò của người thầy được đặt quá cao, thầy quyết định mọi điều trên lớp. Thầy giảng, trò nghe, người học tiếp thu vô điều kiện. Với phương pháp giảng dạy này, người học có thể nắm vững lí thuyết một cách rất hệ thống nhưng khả năng “tiêu hóa” thấp và kĩ năng thực hành khó được hình thành. Do 3 vậy, khó có thể nói đến sự linh hoạt trong tư duy giải quyết các tình huống trong thực tiễn, đồng thời dễ gây nhàm chán, mệt mỏi, dẫn tới tâm lý “sợ học”. Phương pháp giảng dạy tích cực - lấy người học làm trung tâm có nhiều điểm khác biệt với phương pháp giảng “lấy người thầy làm trung tâm”. Mô hình giảng dạy này đòi hỏi phải xây dựng lại các hình thức tổ chức và các phương pháp giảng dạy phù hợp. Ở đây, người học không thể chỉ đến lớp nghe, ghi chép một cách thụ động, mà phải tham gia vào mọi hoạt động một cách tích cực, từ chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, đến thực hành; từ giải quyết các tình huống đến các hoạt động vận động, thực hiện các yêu cầu phục vụ cho bài học dưới sự điều khiển, hướng dẫn của người thầy. Họ được phát huy những hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống của mình, được khám phá tiềm năng của bản thân. Họ cảm thấy hứng thú, vui vẻ, hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện và được làm. Họ sẽ hiểu sâu, nhớ lâu, tăng khả năng áp dụng kiến thức vào vào thực tiễn. Họ có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân và chia sẻ với cộng đồng. Lấy người học làm trung tâm không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy, đưa người thầy xuống vị trí người “quan sát”, “chứng kiến” hoạt động của người học. Mà ngược lại, vì “lấy người học làm trung tâm” nên càng yêu cầu cao hơn đối với năng lực của người thầy. Bởi khi đó, người thầy phải là người có khả năng tổ chức, điều khiển hoạt động của người học, giúp người học học tập tốt nhất. Ở bất kì thời đại nào, và với bất cứ phương pháp giảng dạy nào, vai trò của người thầy luôn luôn được đề cao, thầy giỏi mới có thể giúp trò giỏi, và ngược lại, trò giỏi cần phải có thầy giỏi. Mối quan hệ giữa dạy và học là mối quan hệ biện chứng, là quy luật cơ bản để tạo nên chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Để giảng dạy hiệu quả, người học phải thực sự “là trung tâm”, và người thầy phải là chủ đạo trong tiến trình dạy học. Vì thế, người thầy hơn bao giờ hết, phải tự mình phải trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, để có thể đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của người học, để đủ khả năng hỗ trợ, giúp đỡ người học khai thác tiềm năng trí tuệ của chính họ. Có thể khẳng định rằng: Giảng dạy tích cực giúp cho người học trở nên chủ động, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lí, tạo nên con người rất thực tế, thíc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ năng sư phạm Giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học Phương pháp giảng dạy tích cực Mô hình giảng dạy lấy người học làm trung tâm Phong cách học tập của người trưởng thànhTài liệu liên quan:
-
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 311 0 0 -
Bài giảng Một vài lưu ý về kỹ năng sư phạm khi trình bày bảng Tiếng Việt 1 CNGD
8 trang 57 0 0 -
52 trang 53 0 0
-
Ngành sư phạm: Học chỉ để làm giáo viên?
3 trang 40 0 0 -
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
10 trang 36 0 0 -
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học Đại số lớp 8
3 trang 31 0 0 -
Tiểu luận: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nam Tiền Hải
38 trang 30 0 0 -
117 trang 28 0 0
-
Dạy học công nghệ ở trường trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
7 trang 27 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn hóa học ở trường THCS Nguyễn trãi
19 trang 27 0 0