Tóm tắt: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động học và tính tích cực (TTC) học tập của sinh viên. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới TTC học tập của SV Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ở dạng hành vi. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của sinh viên đại học bằng mô hình hồi quy. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TTC học tập của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tích cực học tập của sinh viên đại họcNhững yếu tố ảnh hưởng tới sự tích cực học tập của sinh viên đại học Trần Lan Anh Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động học và tính tích cực (TTC) học tập của sinh viên. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới TTC học tập của SV Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ở dạng hành vi. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của sinh viên đại học bằng mô hình hồi quy. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TTC học tập của sinh viên Keywords: Giáo dục đại học; Hoạt động học; Quản lý giáo dục; Sinh viênContentMỞ ĐẦULý do chọn đề tài “Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển giao cho cá nhân gánh nặng củaviệc tự theo đuổi việc học tập của chính mình” (I.W.Gardener). Bản chất của giáo dục đại học(GDĐH) chính là học để biết cách tự học hay nói một cách khác chính là rèn luyện tư duy độclập. Trong thế giới phát triển như vũ bão ngày nay, sống cũng có nghĩa là không ngừngphải học hỏi, học suốt đời. Bởi vì trước hết tri thức là vô tận và ngày càng vô tận. Nếu phảimất 1500 năm đầu Công nguyên khối lượng kiến thức của toàn nhân loại mới nhân lên đượcgấp đôi thì tốc độ nhân đôi đó ngày nay chỉ là 18 tháng, và khoảng thời gian để đạt được tốcđộ đó trong nền kinh tế tri thức lại ngày càng được rút ngắn. Tiếp theo, từ các quan điểm đuổitheo kiến thức, chỉ biết có học kiến thức, nếu nền giáo dục chỉ ra sức nhồi nhét vào đầu sinhviên (SV) bao nhiêu thứ, thì nhiều mấy cũng không thấy đủ. Vả lại, khối lượng kiến thức thìtăng hàng ngày hàng giờ, nhưng thời gian dành cho đào tạo ở hệ đại học hàng thế kỷ nay hầunhư không thay đổi. Vậy bằng cách nào để người học có thể nắm bắt được kiến thức của nhânloại mà không bị quá tải hay hụt hẫng? Ở Việt Nam, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định từ Nghịquyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993). Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996) nêu rõ:“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vàphương tiện hiện đại vào quá trình dạy-học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiêncứu cho học sinh, nhất là SV đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thườngxuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Đây là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ, phù hợp vớiyêu cầu của thời đại và sự phát triển của nước ta . Do đó, tư tưởng này được thể chế hoá trongLuật Giáo dục (12-1998) và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo,đặc biệt là chỉ thị số 15 (4-1999). Nội dung cơ bản của phương hướng này là chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viênsang học sinh, làm cho người học phải huy động toàn bộ chức năng tâm lý, toàn bộ nhân cáchvà các điều kiện của bản thân để chủ động phấn đấu đạt được mục tiêu giáo dục cho thầy giáovà nhà trường đặt ra. Thực hiện được phương hướng này, chúng ta sẽ thực sự biến được quátrình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học của người học,lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục, chương I điều 4). Hoạt động tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học đóng một vai trò rấtquan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của họ. Phát huy được tính tự giác,năng động, sáng tạo của tập thể học sinh cũng như của từng cá nhân học sinh trong việc xácđịnh nhiệm vụ và lựa chọn các biện pháp giáo dục là tiền đề tất yếu để đảm bảo sự thành côngcủa công tác giáo dục nói chung, đào tạo nói riêng. Tuy nhiên, học tích cực không phải là mộtthủ thuật hay một công cụ. Để chấp nhận khái niệm sư phạm của học tích cực cần có sự thayđổi hành vi của cả thầy và trò. Học không phải là điều được làm cho học sinh mà là điều họcsinh tự làm cho mình. Người thầy phải khuyến khích học sinh của mình nhận ra rằng các emphải tự dạy mình với sự giúp đỡ của thầy (chứ không phải ngồi đó và chờ có kiến thức nhờthẩm thấu). Chúng ta cần nghiên cứu để phát hiện ra những thay đổi hành vi đó và điều quantrọng hơn là chúng ta cần tìm ra được những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vitrong quá trình dạy - học. Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV không chỉ có ýnghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,khi chúng ta đang tiến hành triển khai học chế tín chỉ cùng với việc đổi mới phương pháp dạyvà học để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ngan ...