Những yếu tố ảnh hưởng tới tác động tiêu cực của FDI tới môi trường
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 473.19 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
FDI đóng một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia và tăng trưởng đô thị của các nước đang phát triển. Bài viết Những yếu tố ảnh hưởng tới tác động tiêu cực của FDI tới môi trường phân tích những tác động của FDI tới môi trường và những yếu tố ảnh hưởng tới tác động đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yếu tố ảnh hưởng tới tác động tiêu cực của FDI tới môi trường NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI TỚI MÔI TRƯỜNG ThS. Phạm Thu Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã nhanh chóng tăng lên. FDI đóng một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia và tăng trưởng đô thị của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, phát triển kinh tế đi kèm với tình trạng môi trường xuống cấp. Bài viết này phân tích những tác động của FDI tới môi trường và những yếu tố ảnh hưởng tới tác động đó. Từ khóa: FDI, tác động tới môi trường, khí thải CO2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển về mặt kinh tế là xu thế vận động chủ đạo của mọi đất nước. Qua nhiều năm phát triển và vận động, nền kinh tế thế giới ngày càng hoàn thiện như ngày hôm nay. Vốn đầu tư phát triển trực tiếp FDI là một trong những biến quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế với vai trò là nguồn vốn nền móng và cơ bản thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia (Al-mulali và Tang, 2013). Sự chuyển giao kỹ năng, công nghệ và tri thức thông qua dòng chảy FDI đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện kỹ năng trình độ người lao động, tăng cường kỹ năng quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng hiệu suất sử dụng vốn của nước chủ nhà. Thêm vào đó, tác động qua lại giữa dòng chảy FDI và GDP đã chứng minh vai trò của FDI như một trong những trụ cột của sự phát triển kinh tế (Omri và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, cuộc chạy đua về kinh tế phải trả giá bằng sự hy sinh về môi trường nơi dòng chảy FDI đóng vai trò nguyên nhân chính dẫn tới các hủy hoại về mặt môi trường (Omri và cộng sự, 2014). Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đi vào phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tác động tiêu cực của FDI tới môi trường. 2. THỰC TRẠNG FDI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÔNG NHỎ TỚI MÔI TRƯỜNG 2.1.Thu hút FDI đã đạt được những thành tựu lớn và không ngừng tăng lên qua các năm Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến quý I/2019, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký là 346,5 tỷ USD với 195,6 tỷ USD vốn thực hiện, 28.125 dự án còn hiệu lực. Tổng vốn đăng ký cấp mới đã tăng thêm 51,9% so với cùng kỳ 2018. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế. 139 Hình 1: FDI vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư Theo hình thức đầu tư, chủ yếu là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài (chiếm 72,4% tổng vốn đầu tư), xếp thứ hai là hình thức liên doanh (chiếm 21,6%), các hình thức hợp tác PPP như BOT, BT, BTO chiếm 4%, còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Có thể thấy: Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài rất phổ biến và được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng. Hình 2: Quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất Theo đối tác đầu tư, tới tháng 3/2019, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn FDI tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc nhiều năm liền giữ vững là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất với tổng số vốn đăng ký là 64.014 triệu USD lũy kế đến 20/03/2019 (chiếm 22%), với các thương hiệu lớn đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam như: Samsung, LG, Lotte… Xếp thứ hai là Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư đạt 56.869 triệu 140 USD chiếm 20%. Tiếp theo là Singapore với 17%, chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh bất động sản. Đáng chú ý là Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan với tổng số vốn chiếm gần 20% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Hầu hết các dự án này không có công nghệ ở mức độ tiên tiến, thậm chí lạc hậu do đây đều là những nước đang phát triển ở khu vực ASEAN và châu Á. Có những dự án trên danh nghĩa là doanh nghiệp Đài Loan nhưng thực chất lại sử dụng công nghệ yếu kém của Trung Quốc, đặt ra các rủi ro về khai thác tài nguyên cạn kiệt, lãng phí nguồn đất và ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước). Điều này đặt ra thách thức lớn cho Chính phủ Việt Nam trong quản lý các dự án FDI. Hình 3: Ngành nghề thu hút FDI nhiều nhất Theo cơ cấu ngành kinh tế, lượng vốn FDI chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đăng ký 201.181 triệu USD chiếm 61% tổng vốn FDI. Điều này đã góp phần vào phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, tạo cơ sở hạ tầng vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với lượng vốn lớn tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo cũng tiềm ẩn rủi ro lớn đối với vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường. 2.2. FDI và những tác động tới môi trường Cho tới nay, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường với nhiều kết quả khác nhau. Theo Cole và Elliot (2005), Cole và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2012), kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ thuận giữa dòng chảy FDI và mức độ ô nhiễm môi trường, tức là đầu tư càng nhiều thì mức độ ô nhiễm môi trường của nước chủ nhà càng tăng. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Kirkulak và cộng sự (2011), Lan và cộng 141 sự (2011), Atici (2012) lại cho thấy mối liên hệ nghịch giữa dòng chảy FDI và ô nhiễm môi trường. Điều này có thể được giải thích bởi sự chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển tập trung các ngành công nghiệp có tính chất cải tạo môi trường tại các nước kém phát triển hơn hoặc tại các nước đang phát triển. Do hậu quả của tăng trưởng kinh tế, việc tăng tiêu thụ năng lượng gây ra khí thải nhà kính (CHG), một trong những tác nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (2018), Carbon-dioxide (CO2) được coi là chất gây ô nhiễm lớn nhất chịu trách nhiệm cho 68% tổng lượng khí thải nhà kính trong năm 2012. Xu hướng phát thải CO2 ngày càng tăng không chỉ là mối đe dọa đối với các quốc gia phát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yếu tố ảnh hưởng tới tác động tiêu cực của FDI tới môi trường NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI TỚI MÔI TRƯỜNG ThS. Phạm Thu Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã nhanh chóng tăng lên. FDI đóng một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia và tăng trưởng đô thị của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, phát triển kinh tế đi kèm với tình trạng môi trường xuống cấp. Bài viết này phân tích những tác động của FDI tới môi trường và những yếu tố ảnh hưởng tới tác động đó. Từ khóa: FDI, tác động tới môi trường, khí thải CO2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển về mặt kinh tế là xu thế vận động chủ đạo của mọi đất nước. Qua nhiều năm phát triển và vận động, nền kinh tế thế giới ngày càng hoàn thiện như ngày hôm nay. Vốn đầu tư phát triển trực tiếp FDI là một trong những biến quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế với vai trò là nguồn vốn nền móng và cơ bản thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia (Al-mulali và Tang, 2013). Sự chuyển giao kỹ năng, công nghệ và tri thức thông qua dòng chảy FDI đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện kỹ năng trình độ người lao động, tăng cường kỹ năng quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng hiệu suất sử dụng vốn của nước chủ nhà. Thêm vào đó, tác động qua lại giữa dòng chảy FDI và GDP đã chứng minh vai trò của FDI như một trong những trụ cột của sự phát triển kinh tế (Omri và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, cuộc chạy đua về kinh tế phải trả giá bằng sự hy sinh về môi trường nơi dòng chảy FDI đóng vai trò nguyên nhân chính dẫn tới các hủy hoại về mặt môi trường (Omri và cộng sự, 2014). Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đi vào phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tác động tiêu cực của FDI tới môi trường. 2. THỰC TRẠNG FDI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÔNG NHỎ TỚI MÔI TRƯỜNG 2.1.Thu hút FDI đã đạt được những thành tựu lớn và không ngừng tăng lên qua các năm Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến quý I/2019, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký là 346,5 tỷ USD với 195,6 tỷ USD vốn thực hiện, 28.125 dự án còn hiệu lực. Tổng vốn đăng ký cấp mới đã tăng thêm 51,9% so với cùng kỳ 2018. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế. 139 Hình 1: FDI vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư Theo hình thức đầu tư, chủ yếu là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài (chiếm 72,4% tổng vốn đầu tư), xếp thứ hai là hình thức liên doanh (chiếm 21,6%), các hình thức hợp tác PPP như BOT, BT, BTO chiếm 4%, còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Có thể thấy: Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài rất phổ biến và được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng. Hình 2: Quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất Theo đối tác đầu tư, tới tháng 3/2019, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn FDI tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc nhiều năm liền giữ vững là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất với tổng số vốn đăng ký là 64.014 triệu USD lũy kế đến 20/03/2019 (chiếm 22%), với các thương hiệu lớn đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam như: Samsung, LG, Lotte… Xếp thứ hai là Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư đạt 56.869 triệu 140 USD chiếm 20%. Tiếp theo là Singapore với 17%, chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh bất động sản. Đáng chú ý là Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan với tổng số vốn chiếm gần 20% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Hầu hết các dự án này không có công nghệ ở mức độ tiên tiến, thậm chí lạc hậu do đây đều là những nước đang phát triển ở khu vực ASEAN và châu Á. Có những dự án trên danh nghĩa là doanh nghiệp Đài Loan nhưng thực chất lại sử dụng công nghệ yếu kém của Trung Quốc, đặt ra các rủi ro về khai thác tài nguyên cạn kiệt, lãng phí nguồn đất và ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước). Điều này đặt ra thách thức lớn cho Chính phủ Việt Nam trong quản lý các dự án FDI. Hình 3: Ngành nghề thu hút FDI nhiều nhất Theo cơ cấu ngành kinh tế, lượng vốn FDI chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đăng ký 201.181 triệu USD chiếm 61% tổng vốn FDI. Điều này đã góp phần vào phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, tạo cơ sở hạ tầng vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với lượng vốn lớn tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo cũng tiềm ẩn rủi ro lớn đối với vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường. 2.2. FDI và những tác động tới môi trường Cho tới nay, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường với nhiều kết quả khác nhau. Theo Cole và Elliot (2005), Cole và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2012), kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ thuận giữa dòng chảy FDI và mức độ ô nhiễm môi trường, tức là đầu tư càng nhiều thì mức độ ô nhiễm môi trường của nước chủ nhà càng tăng. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Kirkulak và cộng sự (2011), Lan và cộng 141 sự (2011), Atici (2012) lại cho thấy mối liên hệ nghịch giữa dòng chảy FDI và ô nhiễm môi trường. Điều này có thể được giải thích bởi sự chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển tập trung các ngành công nghiệp có tính chất cải tạo môi trường tại các nước kém phát triển hơn hoặc tại các nước đang phát triển. Do hậu quả của tăng trưởng kinh tế, việc tăng tiêu thụ năng lượng gây ra khí thải nhà kính (CHG), một trong những tác nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (2018), Carbon-dioxide (CO2) được coi là chất gây ô nhiễm lớn nhất chịu trách nhiệm cho 68% tổng lượng khí thải nhà kính trong năm 2012. Xu hướng phát thải CO2 ngày càng tăng không chỉ là mối đe dọa đối với các quốc gia phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngành nghề thu hút FDI Doanh nghiệp FDI Luật Đầu tư nước ngoài Cơ cấu FDIGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 216 0 0
-
3 trang 170 0 0
-
1032 trang 103 0 0
-
Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
5 trang 92 0 0 -
Thuyết trình: Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam
48 trang 92 0 0 -
10 trang 61 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh
207 trang 58 1 0 -
Thông tư số 2345/1998/TT-BKHCNMT
12 trang 57 0 0 -
Giải pháp thu hút FDI xanh tại Việt Nam
3 trang 48 0 0 -
8 trang 47 0 0