Danh mục

Niềm tin của người tiêu dùng trong nền kinh tế chia sẻ: một nghiên cứu về dịch vụ xe GrabCar

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.04 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn vai trò của niềm tin khách hàng đối với mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam, góp phần cung cấp thêm thông tin cho các công ty khởi nghiệp, cũng như các công ty hoạt động bằng mô hình kinh tế chia sẻ trong việc lựa chọn các chiến lược phát triển phù hợp nhằm nâng cao niềm tin của khách hàng với mô hình kinh tế mới mẻ này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Niềm tin của người tiêu dùng trong nền kinh tế chia sẻ: một nghiên cứu về dịch vụ xe GrabCar Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ CHIA SẺ: MỘT NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ XE GRABCAR TRUST IN THE SHARING ECONOMY: A STUDY OF GRABCAR ThS. Lê Phong Lam, ThS. Nguyễn Hà Thu ThS. Phạm Thị Ngọc Trâm Đại học Đà Lạt Email: lamlp@dlu.edu.vn Tóm tắt Niềm tin là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là trong nền kinh tế chia sẻ.Sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (CB-SEM) với kích thước mẫu là 214 khách hàngthường xuyên sử dụng dịch vụ GrabCar tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã đo lường mức độ tác độngcủa hai thành phần của niềm tin bao gồm niềm tin vào nền tảng và niềm tin vào tài xế đến việc đặt xe của ngườitiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng của sự quen thuộc đến niềm tin vào nền tảng, cũng như xuhướng về niềm tin của người tiêu dùng ảnh hưởng mạnh đến niềm tin vào tài xế; trong khi đó giả thuyết về niềmtin vào nền tảng sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc đặt xe bị bác bỏ. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quảntrị đối với nhà cung cấp dịch vụ và người cung cấp dịch vụ trong các mô hình kinh tế chia sẻ để nâng cao khảnăng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Từ khóa: Grab, Kinh tế chia sẻ, Niềm tin. Abstract Trust is a significant factor in any kinds of relationship, especially in sharing economy. Applying thestructural equation modeling (CB-SEM) with the sample of 214 Grabcar customers in Ho Chi Minh City, thisresearch evaluates the effects of two components of trust, including trust in platform and trust in driver onrequesting a ride. The results also identify the effect of the familiarity with platform on the trust in platform, aswell as the strong influence of customers’ deposition to trust on their trust in drives; whilst the hypothesis thattrust in platform has positive effect on requesting a ride is rejected. Furthermore, the paper providesmanagerial implications for the business and the peers in sharing economy in order to improve their services. Keywords: Car-sharing, Grab, Sharing economy, Trust.1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, kinh tế chia sẻ đã trở thành xu thế kinh tế, phát triển mạnh mẽ trêntoàn thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kinh tế chia sẻ chưa thực sự phổ biến, mặc dù việc cho thuênhững tài sản ít khi dùng đã và đang tồn tại. Mô hình kinh tế chia sẻ hiện đã xuất hiện tại Việt Nam vớicác tên tuổi từ nước ngoài như Uber, Grab, Airbnb cũng như một số mô hình khởi nghiệp trong nướcnhư Ahamove, jupviec.vn, Cơm mẹ nấu... Một khảo sát được thực hiện từ ngày 14/8 đến 6/9/2013 củaCông ty Nielsen với hơn 30.000 người tiêu dùng trực tuyến trên 60 quốc gia ở châu Á - Thái BìnhDương, châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ đã cho thấy kinh tế chia sẻ cótiềm năng lớn để phát triển tại Việt Nam. Theo khảo sát, cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 ngườicho biết, họ thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này; 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩmvà dịch vụ chia sẻ… Kinh tế chia sẻ đang và sẽ mang lại nhiều hiệu quả tiềm năng tại Việt Nam, cũng như mang đếntrải nghiệm mới đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế, tận dụng tài nguyên nhàn rỗi mộtcách hiệu quả. Niềm tin là một thành phần quan trọng của nền kinh tế chia sẻ và đặc biệt quan trọngtrong các doanh nghiệp ngang hàng (peer-to-peer) (Wosskow, 2014). Việc xây dựng niềm tin củangười tiêu dùng là một yêu cầu chiến lược đối với các nhà cung cấp trực tuyến vì niềm tin ảnh hưởngmạnh mẽ đến ý định của người tiêu dùng khi tương tác với nhà cung cấp trực tuyến (McKnight và ctg.,2002). Do đó, việc tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng trong các mô hình kinh tế chia sẻ là vấn đềcần quan tâm khi kinh tế chia sẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như hiện 523 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018nay. Thêm vào đó, niềm tin cũng là một trong 5 cụm từ được nghiên cứu nhiều nhất về kinh tế chia sẻ(Cheng, 2016). Tuy nhiên, nghiên cứu về niềm tin trong mô hình kinh tế này vẫn còn hạn chế, trongtổng số 45 nghiên cứu từ năm 2002 đến 2016 được thống kê bởi Ter Huurne và cộng sự (2017), chỉ có9 nghiên cứu về niềm tin trong kinh tế chia sẻ. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể hiểuđược sự tin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: