Danh mục

Nội dung cơ bản của phạm trù tín trong Nho giáo tiên Tần

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.69 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phạm trù tín trong Nho giáo tiên Tần hiện chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan và khoa học. Trong bộ Tứ thư, nội dung cơ bản trong phạm trù tín của Nho giáo tiên Tần thể hiện ở 3 điểm sau: tín là một phẩm chất đạo đức trong quan hệ bằng hữu (bạn bè); tín là một phẩm chất, đạo đức trong quan hệ xã hội; tín là một phẩm chất đạo đức của nhà vua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung cơ bản của phạm trù tín trong Nho giáo tiên TầnNội dung cơ bảncủa phạm trù tín trong Nho giáo tiên TầnNguyễn Thanh Bình1, Nguyễn Minh Tuấn2Tóm tắt: Phạm trù tín trong Nho giáo tiên Tần hiện chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàndiện, khách quan và khoa học. Trong bộ Tứ thư, nội dung cơ bản trong phạm trù tín của Nho giáo tiênTần thể hiện ở 3 điểm sau: tín là một phẩm chất đạo đức trong quan hệ bằng hữu (bạn bè); tín là mộtphẩm chất, đạo đức trong quan hệ xã hội; tín là một phẩm chất đạo đức của nhà vua.Từ khóa: Tín; Nho giáo; tiên Tần.Abstract: The category of “fidelity” in the pre-Qin Confucianism has not been researched in asufficient, comprehensive, objective and scientific manner. In the Four Books of Confucianism, thefundamental contents in the category of the pre-Qin Confucianism were demonstrated in thefollowing 3 aspects: fidelity as a moral quality in the relationship of friends; fidelity as a qualityand an ethical aspect in social relations; and, fidelity as a moral quality of the monarch.Keywords: Fidelity; Confucianism; pre-Qin.1. Mở đầuNho giáo nói chung, Nho giáo tiên Tần(hay Nho giáo nguyên thủy, Nho giáoKhổng - Mạnh) nói riêng bao gồm tư tưởngvề triết học, chính trị - xã hội, đạo đức, giáodục, quản lý xã hội. Các học thuyết này đanxen, hoà quyện vào nhau. Nhưng về cơ bản,Nho giáo là một học thuyết chính trị - xãhội và đạo đức. Trong nhiều mối quan hệcủa con người, Nho giáo chủ yếu đề cập haimối quan hệ, đó là quan hệ giữa con ngườivới trời đất và quan hệ giữa con người vớicon người. Trong mối quan hệ giữa conngười với con người, Nho giáo đề cập đến 5mối quan hệ cơ bản (ngũ luân): quân - thần(vua - tôi); phụ - tử (cha - con); phu - phụ(vợ - chồng); trưởng - ấu (anh - em, trên dưới) và bạn bè. Tuy nhiên, Nho giáo cònđưa ra nhiều mối quan hệ cụ thể khác.Trong ngũ luân, Nho giáo đặc biệt coi trọng3 mối quan hệ (tam cương): quân - thần,phụ - tử, phu - phụ vì theo Nho giáo, đó lànhững quan hệ cơ bản nhất, rường cột,giềng mối của xã hội. Trong học thuyết đạođức, Nho giáo đưa ra 5 đức (ngũ thường):nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trong từng mốiquan hệ cụ thể và tùy thuộc vào danh phậncủa mỗi người, Nho giáo lại đưa ra nhiềuđức khác như: trung, hiếu, dũng, cung,khoan, mẫn, huệ, v.v..1Tuy nhiên, trongnhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo,các tác giả lại rất ít luận bàn về phạm trùtín, nếu có chỉ là lướt qua và coi tín chỉ làđức cần có của con người trong quan hệ vớibạn bè (bằng hữu hữu tín). Thậm chí, nhiềungười (trong đó có cả những vị được coi là1Phó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐT: 0982609012.Email: nguyenthanhbinhtriet@gmail.com2Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội.29Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (106) - 2016hoặc tự cho mình là “túc Nho”) lại chorằng, cùng với thuyết “tam cương”, thuyết“ngũ thường” là do Đổng Trọng Thư (nhànho tiêu biểu nhất của Hán Nho) xây dựngnên và rằng, ở Khổng Tử, Mạnh Tử (hayNho giáo tiên Tần) không có khái niệm“ngũ thường”. Nhận định như vậy là chưathoả đáng. Do vậy, để làm rõ điều này, đặcbiệt là phạm trù tín, cần phải dựa vào tưtưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử và nhiềunhà nho khác trong Nho giáo tiên Tần đãđược ghi chép trong bộ Tứ thư (Đại học,Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử - bốn tácphẩm kinh điển của Nho giáo). Khi xem xétquan điểm của Nho giáo tiên Tần về phạmtrù tín thể hiện trong bộ Tứ thư, chúng tôikhái quát thành 3 nội dung cơ bản sau: tíntrong quan hệ bằng hữu, trong quan hệ xãhội và trong quan hệ vua tôi.2. Tín trong quan hệ bằng hữuKhái niệm “bạn bè” trong Nho giáo tiênTần không phải chỉ bao gồm những ngườicùng trang lứa, tuổi tác hay cùng giới tính,nghề nghiệp, mà còn bao gồm những ngườicùng chí hướng (đồng chí) và có đạo đức.Về vấn đề này, khi đề cập đến điều kiện đểkết bạn, trong chương Vạn chương (phầnhạ) của sách Mạnh Tử, Mạnh Tử đã chỉ rõ:“Chớ cậy mình lớn tuổi, chớ cậy mình sangcả, chớ cậy thế anh em, mới có thể kết bạn.Kết bạn là dựa vào đức, không thể cậy mìnhhơn người, bất cứ điều gì” [1, tr.1163];“Phải là người thiện sĩ (người có học thứcsâu rộng và có đạo đức, trong đó đạo đứcquan trọng hơn học thức - tác giả) tronglàng mới có thể làm bạn với thiện sĩ tronglàng, phải là người thiện sĩ trong nước, mớicó thể làm bạn với thiện sĩ trong nước, phải30là người thiện sĩ trong thiên hạ mới có thểlàm bạn với thiện sĩ trong thiên hạ” [1,tr.1187]. Ngoài ra, Khổng Tử, Mạnh Tử vànhiều nhà nho tiên Tần còn đặc biệt nhấnmạnh rằng, bạn bè phải là những người cóđức tín, có lòng trung tín, có lòng thành tín.Như trong thiên Tử Hãn của sách Luận ngữ,Khổng Tử nói rằng: “Giữ lòng trung tín làmchủ yếu. Không đánh bạn với người chẳnggiống mình” [1, tr.415], “Giấu lòng oán hậnđể kết bạn với người, điều đó là đáng hổthẹn” [1, tr.310-311]. Còn trong sách Đạihọc, Tăng Tử (Tăng Sâm - học trò củaKhổng Tử) thì nói: “Chơi với bạn bè nói ...

Tài liệu được xem nhiều: