Trên cơ sở phân tích, đánh giá sự kết hợp giữa những phẩm chất đạo đức truyền thống với nền văn minh hiện đại, đặt ra yêu cầu xây dựng đạo đức, nhân cách và văn hóa ứng xử để tạo nên giá trị cao quý và vẻ đẹp đích thực của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo đức, nhân cách của phụ nữ Việt Nam xưa và nayĐạo đức, nhân cách của phụ nữ Việt Nam xưa và nayĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CỦA PHỤ NỮVIỆT NAM XƯA VÀ NAYLÊ THI*Tóm tắt: Trong những năm gần đây, cùng với những bước phát triển lớn laovề mọi mặt của đất nước, quá trình toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tếcó tác động mạnh mẽ đến đời sống đạo đức của người phụ nữ Việt Nam. Mộtmặt, nữ giới Việt đã chứng minh được vai trò, vị thế quan trọng và ngày càngcao trong đời sống hiện đại. Mặt khác, đạo đức của một bộ phận phụ nữ Việtđang có những biểu hiện lệch chuẩn, giá trị đạo đức bị xói mòn gây nhức nhốidư luận và ảnh hưởng tiêu cực, cản trở tới sự phát triển xã hội. Từ đây, đặt rayêu cầu xây dựng đạo đức mới, nhân cách cho người phụ nữ Việt Nam là vấnđề cấp bách. Tác giả bài viết nêu những quan điểm về mô hình đạo đức truyềnthống của phụ nữ Việt Nam thời xưa. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sự kết hợpgiữa những phẩm chất đạo đức truyền thống với nền văn minh hiện đại, đặt rayêu cầu xây dựng đạo đức, nhân cách và văn hóa ứng xử để tạo nên giá trị caoquý và vẻ đẹp đích thực của phụ nữ Việt Nam hiện nay.Từ khóa: Gia đình, phẩm chất đạo đức, nhân cách và ứng xử của phụ nữViệt Nam.1. “Tam tòng tứ đức”: mô hình đạođức lý tưởng của phụ nữ thời phong kiếnKhổng Tử trước đây đã nêu ra thuyết“Tam cương ngũ thường” và “Tam tòngtứ đức” để làm chuẩn mực cho mọi sinhhoạt chính trị, an sinh xã hội và gia đìnhthời phong kiến. Thuyết này đã đượctruyền bá từ Trung Quốc sang Việt Namvà thời kỳ nhà Hán; có ảnh hưởng chủyếu đến tầng lớp quan lại, gia đìnhquyền quý Việt Nam.a) “Tam cương ngũ thường” là đạođức của nam giới phải tuân theo. Tam làba, cương là giường mối. Tam cương làba trật tự của xã hội phong kiến; baogồm: quân thần cương, phu tử cương,phu phụ cương. Quân thần cương là mốiquan hệ giữa vua và thần dân trongtriều. Phu tử cương là bổn phận của chavà con; cha có bổn phận nuôi dạy con,con phải có hiếu với cha mẹ. Phu phụcương là bổn phận giữa vợ và chồng.(*)Ngũ là năm, thường là hằng có.“Ngũ thường” là năm điều thường cókhi sống ở đời. Đó là nhân, nghĩa, lễ,trí, tín. Nhân là có lòng thương người.Nghĩa là có đạo nghĩa. Lễ là đối xử cólễ phép. Trí là con người có trí tuệ. Tínlà con người sống thành thật để mọingười tin mình.b) “Tam tòng tứ đức” là đạo đức củaGiáo sư, Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam.(*)3Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(77) - 2014người phụ nữ. Tam tòng gồm ba nộidung mà người phụ nữ phải thực hiệntrong suốt cuộc đời của họ từ khi nhỏđến lúc về già: tại gia tòng phụ, xuất giátòng phu, phu tử tòng tử.Tứ đức là bốn đức tính: công, dung,ngôn, hạnh. Người phụ nữ phải học tập,rèn luyện bản thân để có bốn đức tínhấy. Theo quan niệm truyền thống, “tứđức” vừa là cái đích hướng tới, vừa làthước đo, tiêu chí để khẳng định giá trịcủa người phụ nữ.c) Nội dung thuyết “tam tòng” thểhiện rõ cách đối xử bất bình đẳng đốivới phụ nữ trong gia đình; vì phụ nữ họphải phục tùng người đàn ông với tưcách là người cha, người chồng, ngườicon trai.Tại gia tòng phụ nghĩa là khi cònsống ở nhà từ bé đến lúc trưởng thành,người con gái có hiếu, phải nghe lờingười cha dạy, đặc biệt trong việc sắpđặt hôn nhân gia đình của họ.Xuất giá tòng phu nghĩa là người đànbà khi lấy chồng phải nghe theo chồng,chấp hành ý kiến chồng chỉ đạo, khôngđược cãi lại. Đó là sự bất bình đẳng lớngiữa vợ và chồng.Trước đây, người phụ nữ chỉ được lấymột chồng, nam giới có quyền lấy nhiềuvợ và đã xảy ra bao nhiêu chuyện rắcrối, đau khổ trong quan hệ giữa vợ cả,vợ lẽ, nàng hầu do thái độ đối xử khôngcông bằng của người chồng.Quan niệm “xuất giá tòng phu” thểhiện rõ quyền lực của người đàn ông đốivới đàn bà, của người chồng đối với vợ.Theo quan niệm đó người phụ nữ phải4vâng lời, tuân theo sự áp đặt của ngườichồng trong suốt cuộc đời từ khi lập giađình; cho dù có bao nhiêu bi kịch, nỗioan ức, họ vẫn phải chịu đựng.Phu tử tòng tử nghĩa là chồng chết,người mẹ phải nghe theo lời con trai.Đây cũng thể hiện một quan điểm bấtbình đẳng đối với phụ nữ. Suốt đời họkhông ngóc đầu lên được, dù chồng đãchết, con cái đã trưởng thành.Khi người chồng chết thì tuyệt đại đasố phụ nữ ở góa, nuôi con, không táihôn. Khi con đã trưởng thành, họthường ở với con cả hay con út. Họ tiếptục giúp đỡ con cái nhiều việc trong giađình mà không ngồi chơi không. Họ cónhững kinh nghiệm sống có thể truyềnđạt cho con cháu để xử lý những khókhăn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.Họ có thể ngăn cản con cái không làmđiều xấu.Nhìn chung, quan niệm về tam tòngđã tước quyền bình đẳng của người phụnữ trong suốt cuộc đời của họ từ lúc trẻđến khi về già. Thuyết “tam tòng” bóhẹp trách nhiệm người phụ nữ chỉ trongphạm vi gia đình, không nói đến sựtham gia công tác xã hội của họ.Người phụ nữ lao động vất vả, khôngđược học tập, phải làm việc nhiều, đặcbiệt phải làm nội trợ gia đình, nuôi concái, phục tùng tuyệt đối sự chỉ đạo củangười cha, người ...