Danh mục

Nội dung truyền kỳ trong tiểu thuyết thần hổ và ai hát giữa rừng khuya của TchyA

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.55 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TchyA viết tiểu thuyết truyền kỳ bằng tất cả sự say mê và những hiểu biết sâu sắc của mình về văn hóa tâm linh, truyền thống văn học dân tộc. Tiểu thuyết của TchyA có những nội dung truyền kỳ lấy lại mô típ và cốt truyện của truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại hay những câu chuyện đường rừng được truyền trong dân gian miền núi, nhưng có đổi mới để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn lý thú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung truyền kỳ trong tiểu thuyết thần hổ và ai hát giữa rừng khuya của TchyATẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 NỘI DUNG TRUYỀN KỲ TRONG TIỂU THUYẾT THẦN HỔ VÀ AI HÁT GIỮA RỪNG KHUYA CỦA TCHYA Lê Văn Thắng1 TÓM TẮT TchyA viết tiểu thuyết truyền kỳ bằng tất cả sự say mê và những hiểu biết sâu sắccủa mình về văn hóa tâm linh, truyền thống văn học dân tộc. Tiểu thuyết của TchyA cónhững nội dung truyền kỳ lấy lại mô típ và cốt truyện của truyện truyền kỳ Việt Namthời trung đại hay những câu chuyện đường rừng được truyền trong dân gian miềnnúi, nhưng có đổi mới để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn lý thú. Nghiên cứu tiểuthuyết Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya của TchyA, chúng tôi nhận thấy, nội dungtruyền kỳ khá phong phú, song lại có mối quan hệ hữu cơ để thành một thể thống nhất. Từ khóa: TchyA, tiểu thuyết, truyền kỳ, Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya 1. MỞ ĐẦU Xuất hiện khi quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đang diễn ra một cách khẩntrương và thu được những thành tựu đáng kể, TchyA (Đái Đức Tuấn), từ một thanh niênham học, học giỏi, thông thạo Pháp ngữ, Hán ngữ và cả quốc ngữ đã có những đóng chovăn học dân tộc, trước hết là thể loại tiểu thuyết. Cuộc sống phóng túng, thích ngao du,phiêu lưu mạo hiểm đã đưa ông đến với một thể loại đang được công chúng lúc bấy giờyêu thích là tiểu thuyết truyền kỳ. TchyA là một trong số ít nhà văn trước 1945 ở ViệtNam chuyên viết tiểu thuyết truyền kỳ . Ông cộng tác với các báo Đông Tây, Nhật tân,Tiểu thuyết thứ bảy từ giữa những năm 30 của thế kỷ XX. Tiểu thuyết Thần hổ (1937) vàAi hát giữa rừng khuya (1942) được đăng lần đầu trên Phổ thông bán nguyệt san củaNhà xuất bản Tân Dân. Đọc tiểu thuyết Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya của TchyA,người đọc bắt gặp những nội dung truyền kỳ v ừa mang màu sắc phương Đông vừa cómàu sắc phương Tây, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên thế giới truyền kỳtrong không gian đường rừng Việt Nam. 2. NỘI DUNG Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cho rằng: “Truyền kỳ là chép những chuyện lạ, tuykhông phải là những truyện khác thường, không phải hàng ngày trông thấy. Hạng tiểuthuyết này không chủ cảm động, không vụ khuyên răn người ta, mà chỉ cốt là kíchthích cái trí tưởng tượng, lòng hiếu kỳ” [6; tr 255]. Tiểu thuyết truyền kỳ trọng truyệnhơn văn để thỏa mãn trí tò mò của người đọc, bởi nhà văn viết tiểu thuyết truyền kỳ đã1 CN. Học viên cao học K4, Văn học Việt Nam, Trường Đại học Hồng Đức 104 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015“sử dụng những mô típ kỳ quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trầnthế” (Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, 2004). TchyA viết tiểu thuyết truyền kỳbằng tất cả sự say mê và những hiểu biết sâu sắc của mình về những vấn đề văn hóatâm linh, về truyền thống văn học dân tộc. Dẫu ở tiểu thuyết của TchyA có những nộidung truyền kỳ lấy lại mô típ và cốt truyện của truyện truyền kỳ Việt Nam thời trungđại hay những câu chuyện đường rừng được truyền trong dân gian miền núi, nhưng tácgiả đã có nhiều đổi mới để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn lý thú, thu hút vào trongnó không chỉ là hình ảnh tự nhiên bên ngoài với những địa danh, khung cảnh hoang sơcủa không gian miền núi hay những sinh hoạt thường ngày, mà quan trọng hơn đã thểhiện được cách nghĩ, cách sống của con người và thời đại. Nghiên cứu tiểu thuyết Thầnhổ và Ai hát giữa rừng khuya của TchyA, chúng tôi nhận thấy, nội dung truyền kỳ kháphong phú và được thể hiện bằng những dạng thức khác nhau, song lại có mối quan hệhữu cơ để thành một thể thống nhất. 2.1. Xét ở phương diện đối tượng phản ánh 2.1.1. Truyền kỳ ma quỷ Ma là hình tượng nghệ thuật quen thuộc trong văn chương truyền kỳ, qua đó nhàvăn thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống. Ở Việt Nam, thờitrung đại đã xuất hiện nhiều tác phẩm viết về ma quỷ như một hình tượng nghệ thuậtxuyên suốt, đó là Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Truyền kỳ mạn lục củaNguyễn Dữ... Đến những năm 30 của thế kỷ XX truyện ma hấp dẫn nhất trên các trangbáo là tác phẩm của những cây bút viết truyện đường rừng như Vàng và máu, Trại BồTùng Linh của Thế Lữ, Rừng khuya của Lan Khai, Trên đỉnh non Tản của NguyễnTuân, Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya của TchyA... Nhìn từ các truyện ngắn, tiểuthuyết trước đó và cùng thời có thể nhận ra khá nhiều những nét độc đáo trong việc thểhiện hình tượng ma và nội dung truyền kỳ liên quan đến hình tượng ma trong tiểuthuyết Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya của TchyA. Hình tượng ma ở Thần hổ và Aihát giữa rừng khuya chủ yếu là ma rừng , ma trành, ma cụt đầu . Đó là Peng Slao chếtkhi còn rất trẻ mang theo mối tình say đắm với Đèo Lầm Khẳng , là Oanh Cơ , HuyềnCơ, Văn Quản, Lê Mạnh Khôi , Lê Trọng Việt ... Xã hội ma và xã hội người của tiểuthuyết TchyA chỉ là một . Câu chuyện nói về ma nhưng kỳ thực cũng là những chuyệnnói về con người. Những linh hồn ma kia, trước đó là con người bằng xương bằng thịt,rồi vì số mệnh hay tai nạn mà trở thành bóng ma oan khuất. Ma trành là thứ ma gắn với cái chết bất đắc kỳ tử, hoặc bị hổ ăn thịt, hoặc bị dìmđuối nước, hoặc vì thắt cổ, hoặc vì bị chẹt xe... tất cả bị nhốt vào vòng oan nghiệt. Chếtnhư thế nên linh hồn vất vưởng, bị đầy đọa, không siêu thoát được. Ma trành phải hầuhạ thần hổ rất khổ sở. Peng Slao trong Thần hổ, Oanh Cơ, Huyền Cơ, Văn Quản trongAi hát giữa rừng khuya chính là những ma trành của xứ đường rừng Việt Nam. Matrành phải dùng bất cứ thủ đoạn nào để đưa bất cứ ai, kể cả người yêu, người thân hay 105 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC ...

Tài liệu được xem nhiều: