Danh mục

NỘI THÔNG KHÍ QUẢN (INTUBATION ENDOTRACHEALE) - Phần II

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.24 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội thông khí quản (intubation endotrachéale) đầu tiên đã được mô tả bởi AndrécVésale trong “Humane Corporis Fabrica Libris Septem”. Ông mô tả một thông khí hỗ trợ (ventilation assistée) của một con heo, mà nơi nó một chiếc ống đã được đưa vào trong khí quản. Trước khi nói về nội thông khí quản, ta dành lấy chút ít thời gian xem lại cơ thể học của các đường dẫn khí và bộ dụng cụ thích hợp để hoàn thành một cách an toàn một thủ thuật nội thông khí quản. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NỘI THÔNG KHÍ QUẢN (INTUBATION ENDOTRACHEALE) - Phần II NỘI THÔNG KHÍ QUẢN (INTUBATION ENDOTRACHEALE) Phần II Nội thông khí quản (intubation endotrachéale) đầu tiên đã được mô tảbởi AndrécVésale trong “Humane Corporis Fabrica Libris Septem”. Ông môtả một thông khí hỗ trợ (ventilation assistée) của một con heo, mà nơi nómột chiếc ống đã được đưa vào trong khí quản. Trước khi nói về nội thông khí quản, ta dành lấy chút ít thời gian xemlại cơ thể học của các đường dẫn khí và bộ dụng cụ thích hợp để hoàn thànhmột cách an toàn một thủ thuật nội thông khí quản. 1/ GIẢI PHẪU HỌC ĐƯỜNG HÔ HẤP Hai đường vào (voies d’entrée) cho phép chúng ta tiếp cận các đườngdẫn khí. Trước hết, có miệng, mở lối vào khẩu hầu (oropharynx), và thứ haicó mũi, mở lối đưa vào tỵ hầu (nasopharynx). Lối vào mũi để nội thông khíquản bình thuờng, sẽ không được bàn ở đây, vì lẽ nội thông khí quản bằngđường mũi (intubation nasale) trong y khoa cấp cứu chỉ được dành cho vàichỉ định đặc biệt và hiếm hoi, cũng như cho các trẻ sơ sinh và những trẻ emrất nhỏ. Miệng và mũi được phân cách bởi khẩu cái (palais), nhưng gặp lạinhau ở phía sau. Chúng ta đừng quên rằng đường khí mũi (voie aériennenasale) dài hơn đường khí miệng 2-4 cm. Ở đáy lưỡi, nắp thanh quản(épiglotte) phân cách thanh quản (tận cùng trong khí quản), với hạ hầu(hypopharynx) (tận cùng trong thực quản. Thanh quản bao gồm các sụn nhẫn và giáp (cartilages cricoidiens etthyroidiens) ở phía trước và các sụn phễu (cartilage arythénoidiens) ở phíasau. Nắp thanh quản là phần trên của thanh quản và có khả năng đóng thanhquản. Trực tiếp sau nắp thanh quản là các dây thanh âm. Cần nhìn rõ cácdây thanh âm để tránh các thương tổn. 2/ DỤNG CỤ THÍCH HỢP ĐỂ NỘI THÔNG KHÍ QUẢN. Trước khi bắt đầu thông khí quản một bệnh nhân, nhất thiết đảm bảorằng mọi dụng cụ cần thiết đều hiện diện và hoạt động tốt ! Dụng cụ để thông khí quản : 1. Các ống thông nội khí quản có đường kính khác nhau. 2. Đèn soi thanh quản (laryngoscope) hoạt động với các lame khácnhau. 4. Bơm tiêm. 5. Máy hút (aspiration). 6. Bóng Ambu + Mặt nạ. 7. Canule de Guedel. 8. Ống nghe. 9. Kẹp Magill. 8. Dụng cụ cố định. 3/ NỘI THÔNG KHÍ QUẢN NƠI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Trước khi thông khí quản một bệnh nhân thức tỉnh hay nửa tỉnh nửamê, nhất thiết phải áp dụng vài biện pháp an toàn : - cho oxy trước khi tiêm thuốc gây mê là một động tác quan trọng vàhợp lý nhưng thường bị quên. - vào lúc tiêm thuốc gây mê và nhất là các thuốc giãn cơ(myorelaxant), thiết yếu là phải đảm bảo sự thông suốt đường khí để tránhrơi vào trong một tình huống “ cannot intubate, cannot ventilate ”. - người ta không thể quen rằng các bệnh nhân ở phòng cấp cứu khôngnhịn đói và rằng sự thông khí và sự nội thông khí quản phải được thực hiệntrong lúc đè sụn nhẫn (sous pression sous cricoidienne). - cần nhắc lại rằng mọi dụng cụ và tất cả các thuốc men phải được sẵnsàng trước khi làm bất cứ cái gì. Tư thế tốt của bệnh nhân sẽ làm dễ một cách rõ rệt sự nội thông khíquản và thường sẽ tránh một thông khí khó khăn. Một sai lầm thường gặp làđặt vị trí đầu ưỡn quá mức.Tốt hơn là đặt đầu theo “ tư thế hít ”(SniffingPosition). Mục đích là 3 trục (trục miệng, thanh quản và hầu) trùng lên nhaumột cách tối đa. Nhất là cố gắng làm sao cho trục thanh quản và hầu songsong với nhau. Điều này có được bằng cách để đầu trên một coussin cao 10cm. Ngay khi bệnh nhân được đặt đúng vị trí và thuốc được tiêm vào, đènsoi thanh quản, nằm trong tay trái, được đưa vào trong góc phải của miệngcủa bệnh nhân. Như thế lưỡi được đẩy về phía trái. Vào lúc đó, người ta kéotrên đèn soi thanh quản (và như thế trên hàm dưới) theo hướng chân. Tuyệt đối tránh becquer đèn soi thanh quản ra sau, nếu không sẽ cónguy cơ làm hỏng các răng của bệnh nhân. Vào lúc đó, nắp thanh quản(épiglotte) có thể thấy được và hơi ở dưới sâu ta nhận thấy các dây thanhâm. Ống thông nội khí quản (với nòng thông) khi đó được đặt nhẹ giữa cácdây thanh âm, với quả bóng nhỏ (ballonnet) của ống thông, nằm ngay saucác dậy thanh âm, để tránh làm hỏng chúng. Sau khi đã định vị trí ống, ta rútnòng thông ra và bơm quả bóng nhỏ lên. Sau đó thính chẩn vùng thượng vịvà các phế trường để đảm bảo rằng ống thông đúng là ở trong khí quản chứkhông phải là trong thực quản. Chỉ vào lúc đó ta chắc chắn rằng ống thông ởđúng vị trí và ta có thể thả đè sụn nhẫn và cố định ống thông nội khí quản. 4/ CRUSH-INTUBATION. Trong y khoa cấp cứu, mọi bệnh nhân phải được xem như không nhịnđói. Điều này buộc chúng ta phải xét đến vài biện pháp an toàn, để làm giảmđến tối đa những nguy cơ đối với bệnh nhân. Trước khi nội thông khí quản một bệnh nhâ ...

Tài liệu được xem nhiều: