Đối với các địa bàn miền núi- nơi còn khó khăn về nguồn đạm động vật làm thực phẩm, cá nước ngọt là sản phẩm thủy sản chưa thật sự mang tính hàng hóa vẫn còn là loại thực phẩm tại chổ, cung cấp hàm lượng đạm lớn cho nhu cầu dinh dưỡng của bà con. Trong điều kiện người dân miền núi đa phần đang gặp khó khăn về vốn sản xuất, hệ thống ao còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ kỹ thuật chưa đồng đều , các nông dân nuôi cá ở miền núi cần quan tâm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nông dân nuôi cá miền núi cần biết
Nông dân nuôi cá miền núi
cần biết
Đối với các địa bàn miền núi- nơi còn khó khăn về nguồn đạm
động vật làm thực phẩm, cá nước ngọt là sản phẩm thủy sản
chưa thật sự mang tính hàng hóa vẫn còn là loại thực phẩm tại
chổ, cung cấp hàm lượng đạm lớn cho nhu cầu dinh dưỡng của
bà con. Trong điều kiện người dân miền núi đa phần đang gặp
khó khăn về vốn sản xuất, hệ thống ao còn manh mún, nhỏ lẻ,
trình độ kỹ thuật chưa đồng đều , các nông dân nuôi cá ở miền
núi cần quan tâm một số vấn đề sau:
1. Áp dụng hình thức nuôi ghép trong ao
- Với mật độ thả cá từ 1-3 con/m2 ( tính theo tổng số các loại
cá), nên kết hợp ghép các loài cá nuôi khác nhau với tỷ lệ ghép
hợp lý sẽ tận dụng tối ưu dinh dưỡng tự nhiên có ở các tầng
nước (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy) trong ao, xử lý ô nhiễm môi
trường và tăng hiệu quả của hệ thống nuôi. Ví dụ: các loài cá mè
sống ở tầng mặt và tầng giữa; cá trắm cỏ, trôi, chép, rô phi sống
tầng giữa và tầng đáy,..
- Các công thức nuôi ghép sau đây mang tính chất tham khảo áp
dụng một lần trong thực tế thấy loài cá nào lớn nhanh thì tăng
thêm tỷ lệ là loài cá nào lớn chậm, thì giảm tỷ lệ hoặc không thả
nữa.
+ Ao nuôi cá mè làm chủ: mè trắng : 60%, mè hoa : 5%, trắm cỏ
3%, trôi 20%, chép 7%, rô phi 5%.
+ Ao nuôi cá trắm làm chủ : cá trắm 50%, mè trắng 20%, mè
hoa 2%, trôi 18%, chép 4%, rô phi: 6%.
+ Ao nuôi cá rô phi làm chủ: cá rô phi 45%, mè trắng 20%, mè
hoa 5%, trôi 20%, trắm 4%, chép 6%.
2.Phương pháp quản lý màu nước đơn giản
Với điều kiện đầu tư thức ăn còn chưa đầy đủ trong quá trình
nuôi, màu nước ao càng trở nên quan trọng, góp phần ổn định
năng suất, sản lượng cá.
Đặc điểm màu nước Hướng xử lý
Màu xanh sáng hoặc hơi xanh thể Cố gắng duy trì
hiện nước có đủ o-xy hoà tan, ít khí
độc và thức ăn tự nhiên trong ao
phong phú. Cá phát có khả năng phát
triển tốt.
Màu xanh đậm thể hiện thực vật phù Thay nước ( 20- 30 %),
du phát triển mạnh, làm giảm lượnggiảm thức ăn và phân bón
o-xy hoà tan , đặc biệt là vào sáng
sớm.
Nước có màu đỏ cam nhạt là nướcBón phân và vôi, tốt nhất
chứa nhiều sắt (phèn ), rất độc cho cánên tháo cạn nước và
phơi ao
nuôi.
Nước ao màu sẩm chứa nhiều mùn bả Thay nước và giảm thức
hữu cơ phân huỷ tạo ra nhiều khí độcăn, phân bón để cải thiện
và hàm lượng o-xy thấp. chất lượng nước
Nước ao có màu vàng xỉn là nướcDo nguồn nước hoặc chất
chứa nhiều chất lơ lửng, nhiều bùn và đất. Bổ sung phân chuồng
ít thức ăn tự nhiên, dễ ảnh hưởng đến (ủ mục) + vôi để làm
trong nước ao
mang cá.
Màu nước quá trong, tính a-xít cao, Bón thêm vôi và phân
lượng thức ăn tự nhiên ít, cá nuôi bịchuồng
mất cân bằng.
3. Phân biệt dấu hiệu nổi đầu khi quan sát cá nuôi
Cá nổi đầu do bị trúng độc:
-Thường không theo mùa, thời tiết, ban ngày hay ban đêm mà
luôn có thể xảy ra. Khi cá trong ao bị trúng độc, hiện tượng nổi
đầu thường không rõ, biểu hiện triệu chứng cũng khác nhau, có
loại biểu hiện là bơi trốn, nhảy giẫy giụa cho đến khi hôn mê, có
loại biểu hiện hành động lờ đờ, thân cá phát đen, tăng độ nhớt,
mất năng lực hoạt động mà chết.
-Cá trong ao bị trúng độc chết thường không phụ thuộc vào loài,
kích cỡ, ngay cả cá tầng đáy như cá chép, cá diếc cũng có thể
chết, nghiêm trọng thì toàn bộ cá trong ao chết hết. Cá chết do
nổi đầu thường gặp là cá mè, cá mè hoa.
-Nguyên nhân liên quan đến các nguồn xả chất thải có lẫn độc tố
như H2S, hợp chất của Nitơ, kim loại nặng... do trong ao nuôi,
sau khi tảo nở hoa ( màu nước trong ao trở nên đậm ) và sau dó
tảo chết, màu nước trong, sinh độc tố hoặc sự bùng nổ số lượng
lớn tảo làm hô hấp khó khăn dẫn đến cá bị chết