Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vững
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 350.62 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết cũng đề xuất một số bài học kinh nghiệm xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vững ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vữngJSTPM Tập 8, Số 3, 2019 117 NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM HƯỚNG TỚI TIÊU DÙNG VÀ SẢN XUẤT BỀN VỮNG Bạch Tân Sinh1 Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạoTóm tắt:Xu thế hình thành và phát triển nông nghiệp hữu cơ đang diễn ra rất nhanh chóng, khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. TạiViệt Nam, đã có một số nghiên cứu về công nghiệp hữu cơ hướng tới tiêu dùng và sản xuấtbền vững từ khía cạnh kinh tế và sinh thái. Tuy vậy, có rất ít các nghiên cứu về nôngnghiệp hữu cơ (NNHC), đặc biệt từ khía cạnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.Bài viết này cung cấp bức tranh ban đầu về hiện trạng, thách thức và cơ hội của NNHC,phân tích chính sách và thể chế thúc đẩy hình thành NNHC theo cách tiếp cận đổi mới sinhthái với nguyên lý chu trình sản phẩm và chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp cũng nhưđổi mới sáng tạo sinh thái. Thông qua nghiên cứu sâu về trường hợp Công ty trách nhiệmhữu hạn Thương mại và Đầu tư Việt Liên (Công ty Việt Liên), bài viết đưa ra một số bàihọc kinh nghiệm liên quan đến triết lý, mục tiêu và nỗ lực đổi mới sinh thái của Công tyViệt Liên. Bài viết cũng đề xuất một số bài học kinh nghiệm xây dựng nền nông nghiệp hữucơ hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vững ở Việt Nam.Tứ khóa: Nông nghiệp bền vững; Nông nghiệp hữu cơ; Đổi mới sinh thái.Mã số: 191008011. Nông nghiệp bền vững hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vững -khái niệm và cách hiểu tại Việt NamĐã có một số định nghĩa về nông nghiệp bền vững. Định nghĩa về nôngnghiệp bền vững, từ góc độ sinh học, được chấp nhận rộng rãi, đã đượcnhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đề xuất: “Nôngnghiệp bền vững liên quan đến việc quản lý thành công tài nguyên chonông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của con người, trong khi duytrì hoặc tăng cường chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên thiênnhiên” (Dumanski, 1998). Theo Dumanski, đây là cách tiếp cận thực tế đốivới tính bền vững vì nó thừa nhận quyền hợp pháp trong sử dụng tài nguyêntừ thiên nhiên và tài nguyên do con người tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu củacon người, nhưng nó cảnh báo việc khai thác các tài nguyên đó hiện naytheo cách thức làm giảm chất lượng và tiềm năng của tài nguyên. Nó cũngnhận ra rằng, nhu cầu của con người thay đổi và do đó các hệ thống sản1 Liên hệ tác giả: sinhbt@gmail.com118 Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vữngxuất cũng phải thay đổi tương thích. Ngoài ra, Dumanski lập luận rằng, đểđạt được các mục tiêu này một cách tốt nhất, các hệ thống nông nghiệp bềnvững phải luôn sẵn sàng đáp ứng và nắm bắt các cơ hội từ thay đổi thịtrường, công nghệ, điều kiện môi trường toàn cầu. Điều này dẫn đến kháiniệm bền vững được xem là cơ hội, đảm bảo rằng các lựa chọn cho các hệthống sản xuất trong tương lai không bị hạn chế bởi các quyết định hiệnthời. Quan điểm về tính bền vững theo Dumanski là không dựa trên việckhắc phục những hạn chế, mà là một quá trình để cùng nắm bắt các cơ hộikinh tế và môi trường.Trong bài viết này, khái niệm nông nghiệp bền vững được xem xét theohướng “nông nghiệp hữu cơ” (NNHC). NNHC là một hệ thống sản xuấtcho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên như đất, năng lượng, dinhdưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên với phương pháp quảnlý phù hợp nhất. Mục đích là tạo ra các sản phẩm đáp ứng những yêu cầu vềvệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời, đảm bảo hệ thống sản xuất bền vữngvề môi trường, xã hội và kinh tế. Theo định nghĩa này, NNHC cũng có thểđược hiểu là nông nghiệp sinh thái. Do đó, thuật ngữ “hữu cơ” không chỉ đềcập đến loại dinh dưỡng được cung cấp cho thực vật mà còn được mở rộngnhư một viễn cảnh, trong đó tính bền vững là chìa khóa (nhấn mạnh của tácgiả) (Nguyễn Văn Bộ và Ngô Doãn Đàm, 2017). Theo Dumanski, “sự bềnvững là để lại cho thế hệ tương lai cơ hội phát triển ít nhất là bằng những cơhội chúng ta đang có”. Đây là một viễn cảnh rất thực tế, đảm bảo rằng tổngtài sản ở bốn dạng (tài sản tự nhiên, tài sản nhân tạo, con người và xã hội)luôn được bảo tồn trong quá trình phát triển (Dumanski, 1998). Thật đángtiếc, chúng ta đã và đang khai thác cạn kiệt các tài nguyên, gần như khôngcó cơ hội để dành cho thế hệ tiếp theo.Tác động nghiêm trọng của xu hướng tiêu dùng và sản xuất thiếu bền vữnghiện nay trên toàn thế giới đòi hỏi phải có sự chuyển đổi sang tiêu dùng vàsản xuất bền vững (Sustainable Consumption and Production SCP), nhưmột yếu tố chính cho sự phát triển bền vững. Định nghĩa đang được sửdụng rộng rãi và gần đây được UNEP đề xuất coi SCP là “một cách tiếp cậntoàn diện để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường từ hệ thốngtiêu thụ và sản xuất, đồng thời, cải thiện chất lượng cuộc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vữngJSTPM Tập 8, Số 3, 2019 117 NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM HƯỚNG TỚI TIÊU DÙNG VÀ SẢN XUẤT BỀN VỮNG Bạch Tân Sinh1 Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạoTóm tắt:Xu thế hình thành và phát triển nông nghiệp hữu cơ đang diễn ra rất nhanh chóng, khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. TạiViệt Nam, đã có một số nghiên cứu về công nghiệp hữu cơ hướng tới tiêu dùng và sản xuấtbền vững từ khía cạnh kinh tế và sinh thái. Tuy vậy, có rất ít các nghiên cứu về nôngnghiệp hữu cơ (NNHC), đặc biệt từ khía cạnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.Bài viết này cung cấp bức tranh ban đầu về hiện trạng, thách thức và cơ hội của NNHC,phân tích chính sách và thể chế thúc đẩy hình thành NNHC theo cách tiếp cận đổi mới sinhthái với nguyên lý chu trình sản phẩm và chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp cũng nhưđổi mới sáng tạo sinh thái. Thông qua nghiên cứu sâu về trường hợp Công ty trách nhiệmhữu hạn Thương mại và Đầu tư Việt Liên (Công ty Việt Liên), bài viết đưa ra một số bàihọc kinh nghiệm liên quan đến triết lý, mục tiêu và nỗ lực đổi mới sinh thái của Công tyViệt Liên. Bài viết cũng đề xuất một số bài học kinh nghiệm xây dựng nền nông nghiệp hữucơ hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vững ở Việt Nam.Tứ khóa: Nông nghiệp bền vững; Nông nghiệp hữu cơ; Đổi mới sinh thái.Mã số: 191008011. Nông nghiệp bền vững hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vững -khái niệm và cách hiểu tại Việt NamĐã có một số định nghĩa về nông nghiệp bền vững. Định nghĩa về nôngnghiệp bền vững, từ góc độ sinh học, được chấp nhận rộng rãi, đã đượcnhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đề xuất: “Nôngnghiệp bền vững liên quan đến việc quản lý thành công tài nguyên chonông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của con người, trong khi duytrì hoặc tăng cường chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên thiênnhiên” (Dumanski, 1998). Theo Dumanski, đây là cách tiếp cận thực tế đốivới tính bền vững vì nó thừa nhận quyền hợp pháp trong sử dụng tài nguyêntừ thiên nhiên và tài nguyên do con người tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu củacon người, nhưng nó cảnh báo việc khai thác các tài nguyên đó hiện naytheo cách thức làm giảm chất lượng và tiềm năng của tài nguyên. Nó cũngnhận ra rằng, nhu cầu của con người thay đổi và do đó các hệ thống sản1 Liên hệ tác giả: sinhbt@gmail.com118 Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hướng tới tiêu dùng và sản xuất bền vữngxuất cũng phải thay đổi tương thích. Ngoài ra, Dumanski lập luận rằng, đểđạt được các mục tiêu này một cách tốt nhất, các hệ thống nông nghiệp bềnvững phải luôn sẵn sàng đáp ứng và nắm bắt các cơ hội từ thay đổi thịtrường, công nghệ, điều kiện môi trường toàn cầu. Điều này dẫn đến kháiniệm bền vững được xem là cơ hội, đảm bảo rằng các lựa chọn cho các hệthống sản xuất trong tương lai không bị hạn chế bởi các quyết định hiệnthời. Quan điểm về tính bền vững theo Dumanski là không dựa trên việckhắc phục những hạn chế, mà là một quá trình để cùng nắm bắt các cơ hộikinh tế và môi trường.Trong bài viết này, khái niệm nông nghiệp bền vững được xem xét theohướng “nông nghiệp hữu cơ” (NNHC). NNHC là một hệ thống sản xuấtcho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên như đất, năng lượng, dinhdưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên với phương pháp quảnlý phù hợp nhất. Mục đích là tạo ra các sản phẩm đáp ứng những yêu cầu vềvệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời, đảm bảo hệ thống sản xuất bền vữngvề môi trường, xã hội và kinh tế. Theo định nghĩa này, NNHC cũng có thểđược hiểu là nông nghiệp sinh thái. Do đó, thuật ngữ “hữu cơ” không chỉ đềcập đến loại dinh dưỡng được cung cấp cho thực vật mà còn được mở rộngnhư một viễn cảnh, trong đó tính bền vững là chìa khóa (nhấn mạnh của tácgiả) (Nguyễn Văn Bộ và Ngô Doãn Đàm, 2017). Theo Dumanski, “sự bềnvững là để lại cho thế hệ tương lai cơ hội phát triển ít nhất là bằng những cơhội chúng ta đang có”. Đây là một viễn cảnh rất thực tế, đảm bảo rằng tổngtài sản ở bốn dạng (tài sản tự nhiên, tài sản nhân tạo, con người và xã hội)luôn được bảo tồn trong quá trình phát triển (Dumanski, 1998). Thật đángtiếc, chúng ta đã và đang khai thác cạn kiệt các tài nguyên, gần như khôngcó cơ hội để dành cho thế hệ tiếp theo.Tác động nghiêm trọng của xu hướng tiêu dùng và sản xuất thiếu bền vữnghiện nay trên toàn thế giới đòi hỏi phải có sự chuyển đổi sang tiêu dùng vàsản xuất bền vững (Sustainable Consumption and Production SCP), nhưmột yếu tố chính cho sự phát triển bền vững. Định nghĩa đang được sửdụng rộng rãi và gần đây được UNEP đề xuất coi SCP là “một cách tiếp cậntoàn diện để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường từ hệ thốngtiêu thụ và sản xuất, đồng thời, cải thiện chất lượng cuộc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông nghiệp bền vững Nông nghiệp hữu cơ Đổi mới sinh thái Sản xuất bền vững Nguyên lý chu trình sản phẩmTài liệu liên quan:
-
Sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vững
136 trang 71 0 0 -
Giới thiệu tổng quan về nền nông nghiệp hữu cơ và khả năng ứng dụng năng lượng nguyên tử
6 trang 48 0 0 -
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Hướng phát triển nông nghiệp bền vững của Tuyên Quang
6 trang 39 0 0 -
Một số giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
9 trang 35 0 0 -
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tài chính liên quan đến phát triển công nghiệp sạch: Phần 1
133 trang 33 0 0 -
Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2
96 trang 29 0 0 -
Báo cáo: Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
30 trang 26 0 0 -
Giáo trình Sinh thái học ứng dụng: Phần 2
242 trang 26 0 0 -
Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững
59 trang 25 0 0 -
Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam
18 trang 23 0 0