Danh mục

NƯỚC ANH VÀ PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 50 - 70 CỦA TK XIX_1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.44 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào những năm 50-70, trong khi các nước khác tiếp tục hoàn thành cách mạng tư sản thì Anh và Pháp đã là những nước tư bản phát triển
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NƯỚC ANH VÀ PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 50 - 70 CỦA TK XIX_1 NƯỚC ANH VÀ PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 50 - 70 CỦA THẾ KỶ XIXVào những năm 50-70, trong khi các nước khác tiếp tục hoàn thành cáchmạng tư sản thì Anh và Pháp đã là những nước tư bản phát triển, quanhệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập hoàn toàn, cách mạng côngnghiệp hoàn thành đã thúc đẩy nền kinh tế của các nước này phát triểnvượt bậc.I. ANHÐến những năm 50- 60, nền công nghiệp Anh đã phát triển tới mức phồnthịnh, đứng đầu thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu và hoànthành sớm ở Anh làm cho công nghiệp Anh trong thời kỳ này phát triểncực mạnh, đưa Anh lên địa vị bá chủ trong nền kinh tế thế giới.1. Tình hình kinh tế:1.1. Công nghiệp:Giữa thế kỷ XIX, Anh đứng hàng đầu trong số những nước công nghiệpphát triển trên thế giới. Anh là công xưởng của thế giới. Các ngành côngnghiệp đều phát triển với một tốc độ cực kỳ nhanh, các ngành côngnghiệp dệt, than, sắt phát triển mạnh.1850, Anh đã sản xuất 1/2 sản lượng gang, hơn 1/2 sản lượng than đá vàgần 1/2 sản lượng bông của thế giới. Những trung tâm khai thác than lớnở Anh là: New Castle, Cadiff, Glasgow.Ngành dệt phát triển vượt bậc, số suốt sử dụng trong máy dệt gấp 6 lầnPháp, 20 lần Phổ (30 triệu ống suốt). Các trung tâm dệt: Manchester,Liverpool... đã sử dụng 80% sản lượng bông vải của thế giới.Hệ thống đường sắt cũng phát triển nhanh, phục vụ cho nhu cầu pháttriển kinh tế. Năm1850, Anh có 11.000km đường sắt. Năm1860, Anh có25.000km đường sắt.Trên biển, Anh đã sử dụng tàu vỏ sắt chạy bằng hơi nước thay cho tàubuồm vỏ gỗ. Anh còn cung cấp tàu biển cho thế giới.Sự kiện có ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế ở Anh là việc pháthiện ra mỏ vàng ở California (1847) và ở Australia (1851). Hầu hết sốvàng khai thác được đều rơi vào tay những nhà kinh doanh Anh. Từ1852-1861, hàng hóa xuất cảng từ Anh sang Australia tăng 60 lần so với10 năm trước đó.Yêu cầu phát triển kinh tế thúc đẩy qui mô các xí nghiệp tăng lên. Từnhững năm 50, người ta thấy ở Anh đã có các xí nghiệp tập trung hàngngàn, hàng vạn công nhân. Qui mô của các xí nghiệp ngày càng lớnphản ánh quá trình tập trung tư bản, đưa đến sự thành lập các công ty cổphần. Trong những năm 60, ở Anh đã xuất hiện từ 3000 đến 4000 côngty cổ phần với số vốn xấp xỉ 600 triệu bảng Anh. Anh là nước đã thànhlập các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới.Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tạo điều kiện cho ngoại thươngphát triển. Từ 1800-1870, xuất nhập khẩu Anh tăng gấp đôi. Anh chiếmvị trí thứ nhất trong nền thương mại quốc tế. London trở thành trung tâmthương mại lớn nhất thế giới. Khẩu hiệu Tự do mậu dịch, tự do thôngthương được đề cao hơn bao giờ hết.1.2. Nông nghiệp:Cùng với sự lớn mạnh của công nghiệp, nông nghiệp nước Anh cũngkhông ngừng phát triển. Trong những năm 50-70 của thế kỷ XIX, nôngnghiệp Anh bước vào thời kỳ phồn vinh chưa từng thấy. Tư bản đầu tưvào nông nghiệp lên đến 1/3 và có khuynh hướng phát triển ngành chănnuôi.2. Chế độ chính trị:Từ sau cuộc cách mạng 1640, Anh theo chính thể Quân chủ lập hiến. Nữhoàng Victoria cai trị Anh từ 1837-1901. Quyền hành thực tế nằm trongtay Quốc hội. Trong Quốc hội có hai Ðảng đối lập: Ðảng Tự do (Whigs)lãnh tụ là Palmerston, đại diện cho tư sản công thương. Ðảng Bảo thủ(Tories) lãnh tụ là Disraeli, đại diện cho đại địa chủ, chủ tàu, thươngnhân ở các thuộc địa. Tuy có những chính sách khác biệt nhau, nhưng cảhai đảng đều phục vụ cho tầng lớp có của. Sự khác biệt của hai đảngkhông đáng kể vì trước sự lớn mạnh của phong trào công nhân, hai đảngđều xích lại với nhau để bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.Nhìn chung, trên phạm vi châu Âu bấy giờ, Anh là một nhà nước ít tínhchất quan liêu, quân sự hơn những nhà nước khác. Ðồng thời Anh còn lànơi mà những quyền tự do dân chủ phát triển rộng rãi nhất: quyền tự doxuất bản, hội họp, mít tinh... Quyền tự do công đoàn và bãi công cũngđược thừa nhận. Thực chất của nền tự do ấy là do đường lối chính trị củagiai cấp thống trị Anh. Họ biết nhượng bộ và thỏa hiệp khi cần thiết đểcủng cố quyền thống trị của mình, họ bỏ tiền ra mua chuộc một tầng lớpcông nhân quí tộc để ủng hộ chính phủ.3. Chính sách đối ngoại và xâm lược.Anh dùng địa vị ưu thế về công nghiệp để chinh phục các nước khác. Dođó, chính sách đối ngoại của Anh cũng là chính sách xâm lược thuộc địa.Người hăng hái thực hiện chính sách xâm lược ở Anh lúc bấy giờ làPalmerston, thuộc Ðảng tự do.Cho đến giữa thế kỷ XIX, Anh dẫn đầu thế giới về qui mô và tốc độ pháttriển thuộc địa. (1870, Anh có số dân thuộc địa là 200 triệu người).Ấn độ là thuộc địa quan trọng nhất của Anh. Ðây là nơi cung cấp nguyênliệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Anh. Thực dân Anh đã thựchiện sự thống trị hà khắc tại Ấn độ, làm cho hàng triệu con người chếtđói. Ngoài ra, Anh còn gây chiến tranh thuốc phiện với Trung quốc đểnhằm thôn tính thị trường rộng lớn này. Năm1863, tàu An ...

Tài liệu được xem nhiều: