Danh mục

Nước Nhật qua báo chí người Việt đầu thế kỷ XX: Phần 2

Số trang: 275      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.56 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (275 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 cuốn sách "Nhật Bản qua lăng kính người Việt đầu thế kỷ XX từ nguồn tư liệu báo chí" gồm có một số bài viết sau: Khảo về hiến pháp Nhật Bản; Cảnh vật Nhật Bản; Cải cách về trí thức tinh thần; Mục đích các cô nữ học sinh Nhật Bản kén chồng; Nói về nước Nhật Bản; Nên biết nước Nhật Bản; Một bộ tiểu thuyết cổ của Nhật Bản; Khảo về tài chính Nhật Bản: Hồi Duy Tân; Ông vua hiếu học nước Nhật Bản; Võ sĩ đạo ở Nhật Bản; Tiểu sử của thủ tướng nội các mới ở Nhật; Văn minh nước Nhật;... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nước Nhật qua báo chí người Việt đầu thế kỷ XX: Phần 2 Khảo về hiến pháp nhật bản Thượng Chi biên dịch Tạp chí Nam Phong, số 153 (tháng Tám, 1930), tr. 107-121.C ác nước Á châu, theo lẽ tiến hóa tự nhiên, tất phải có ngày cải cách những chế độ về chính trị cùng xã hội. Ở Nhật Bản thời về khoảng thế kỷ thứ 19, tư tưởng cùngphong tục trong dân gian đã thay đổi đi lắm, khiến cho các đẳngcấp trong xã hội, nhất là hạng võ sĩ (samourai), đều tỏ lòng ướcao cho chính phủ ân cần xem xét đến sự yếu cần cùng lòngnguyện vọng của kẻ bình dân. Cái phong trào lập hiến bèn khởixướng lên từ đó. Quốc dân đều khao khát muốn được một cáihiến pháp (Kempou 憲法 - constitution) để định rõ chỗ quan hệquyền vua với quyền dân thế nào.Nay ta thử xét xem cái phong trào lập hiến ở Nhật Bản đó duyêndo thế nào mà kết quả thế nào.Phàm chính thể lập hiến có hai phần cốt yếu: một là quyền tự docủa cá nhân; hai là chế độ đại nghị (système representative),nghĩa là chế độ cho người dân có quyền bầu kẻ thay mặt mìnhđể bàn việc nước.Nước Nhật vốn sinh trưởng trong cái chế độ gia tộc của Khổnggiáo, lại thêm cái chế độ phong kiến nó ràng buộc người ta mộtcách bền chặt quá, nếu không tiếp thu được cái ảnh hưởng tựngoại dương vào, thời tưởng cũng khó lòng nẩy ra được cái quanniệm về nhân quyền cùng dân quyền. Tuy nhiên cái chế độ giatộc về thế kỷ thứ 19 xem ra cũng đã giảm bớt cái tính cáchnghiêm khắc đi rồi. Tỉ như một việc vua Mutsuhito (tức là vuaMinh Trị) ra chỉ dụ nói rằng từ nay phàm thống kế dân số phảitính từng đầu người chứ không tính từng nhà từng họ nhưtrước nữa, xem đó thì đủ biết vậy. Lại ngay trong chế độ phongkiến cũng có cái tục thượng1 trọng về cá nhân, phái quý tộc thờivẫn có thói tự cao tự trọng, hạng võ sĩ thời sùng thượng một cáiKhổng giáo duy tân, lại thêm thuyết “võ sĩ đạo” (bushido 武士道), học Vương Dương Minh (Ōyōmei 王陽明) do đảng cáchmệnh truyền bá ra, bấy nhiêu duyên cớ khiến cho kẻ võ sĩ đờibấy giờ nghiễm nhiên có tính tự cao tự đại, có lòng khảng kháikhông muốn phục tòng chánh phủ đương thời, lại có cái chí malệ2 muốn trau dồi nhân cách mình cho được vững vàng gan góc,dường như đã manh nha ra cái chủ nghĩa cá nhân rồi vậy. Vẫnbiết rằng nhà võ sĩ đối với cha, đối với chúa, thủy chung vẫnphải trung thành kính cẩn, khó lòng tự mình mà có thể biểu lộđược cái cá nhân chủ nghĩa ấy ra một cách rõ ràng; nhưng trongnước bấy giờ đương loạn, lại những tư tưởng khai phóng ở ÂuMĩ truyền sang làm cho sôi nổi cả nhân tâm, khiến cho cáiphong trào đó cũng dễ bành trướng ra được: đảng võ sĩ đất Yezokhởi nghĩa chẳng tự xưng là muốn lập Dân quốc đó dư? Vả lại ởNhật Bản cũng như ở các nước khác, nhân cách thành lập là bởicái trí đoàn thể: phần nhiều người trở nên có tư cách kiên nghịlà chỉ bởi thấy những tư tưởng, tình ý, lòng tín ngưỡng, lòng dụcvọng của mình được những kẻ thân yêu ở quanh mình đều cholà hay là phải và đều biểu đồng tình với mình. Bao giờ kỷ luậtcủa xã hội đã khiến cho người ta biết tự chế tự chủ, biết kiên gannhẫn nại mà theo đuổi cho cùng cái mục đích của mình đã định,đó là cái tư cách đặc biệt của các dân tộc văn minh, những dândã man, dân bán khai không thể có được, bao giờ được như thếthời cái trật tự của xã hội có thể bớt nghiêm đi mà những nhânvật lỗi lạc mới xuất đầu lộ diện ra được, và bấy giờ mới qua đượccái thời kỳ nhân cách hỗn hợp với đoàn thể mà đến cái thời kỳnhân cách xuất hiện ra cá nhân vậy. 1 Tục thượng: phong khí của thế tục. 2 Ma lệ: mài giũa.Đến như chế độ đại nghị, thời nước Nhật vẫn có xưa nay; có thểnói không có nước nào đã tập quán cái chế độ ấy bằng nướcNhật. Trước khi lập quận huyện theo nước Tàu, thời quần đảoPhù Tang vẫn chia ra từng nước độc lập; trong đất Yamato (ĐạiHòa 大和, tên nước Nhật), vua thiên hoàng (mikodo) chẳng qualà ông chúa bang (uji) lớn nhất mà thôi. Sau cuộc cải cách về thếkỷ thứ 8, thời các chính sự của thiên hoàng đều do những nhàđại phu thế tập kiểm đốc, và chính sự của đại phu thời lại donhững người đàn anh trong phiên mình kiểm đốc: các chức vụcông không phải là của riêng của người đương chức, thực là củachung của cả phiên vậy. Lại cái tục thoái vị, nhượng vị, làm chocác phiên càng có thế lực lắm: những chức thiên hoàng, nhiếpchính, đại phu, thường thường là vào tay những kẻ ấu trĩ. Đếnkhi đặt ra cái chế độ quân phiệt thời chính phủ thành ra một cáicơ quan vô danh. Lịch sử bấy giờ chỉ nói đến “mạc phủ” (bakufu幕府) mà không nói đến tên vua nữa. Những bậc thiên hoànghiển hách như Minamoto Yoritomo, Hōjō Tokiyori, AshikagaYoshimitsu1, thường vẫn phải hỏi ý kiến những chúa các phiênkhác cùng những bậc đàn anh (karou) [gia lão] trong phiênmình, tức như vua nước Anh, phải tư vấn các họ tử tước(barons) vậy. Họ Tokugawa (德川) đặt ra chính thể chuyên chế,nhưng kỳ thực cũng chỉ có một vua Iemitsu là thực hành đượccái quyền chuyên chế đó mà thôi. Ieyasu và Hide ...

Tài liệu được xem nhiều: