Danh mục

Nuôi bò thịt - Kỹ thuật - Kinh nghiệm - chương 3

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 393.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nuôi bò thịt Chương 3THIẾT LẬP TRẠI BÒ THỊT3.1. XÂY DỰNG TRẠI BÒ THỊT3.1.1. Chọn đất lập trại Quyết định khu đất lập trại bao giờ cũng là quyết định khó khăn đối với chủ trại, nhất là những người cầm tiền đi mua đất lập trại bò. Quyết định sai khi chọn khu đất không thích hợp cho nuôi bò sẽ phải trả giá đắt cho suốt quá trình sản xuất sau này. Khi chuồng trại đã xây nên, đồng cỏ đã đầu tư thiết kế rồi thì không thể ngày một ngày hai mà di dời thay đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi bò thịt - Kỹ thuật - Kinh nghiệm - chương 3Nuôi bò thịt Chương 3 THIẾT LẬP TRẠI BÒ THỊT3.1. XÂY DỰNG TRẠI BÒ THỊT3.1.1. Chọn đất lập trại Quyết định khu đất lập trại bao giờ cũng là quyết định khó khăn đối với chủ trại,nhất là những người cầm tiền đi mua đất lập trại bò. Quyết định sai khi chọn khu đấtkhông thích hợp cho nuôi bò sẽ phải trả giá đắt cho suốt quá trình sản xuất sau này.Khi chuồng trại đã xây nên, đồng cỏ đã đầu tư thiết kế rồi thì không thể ngày mộtngày hai mà di dời thay đổi được. Vì vậy, khi chọn đất lập trại cần phải xem xét cácyếu tố chính sau đây: - Diện tích và vị trí khu đất: Đất lập trại phải có diện tích đủ lớn để đáp ứngyêu cầu quy mô đàn theo phương án sản xuất hiện tại và khả năng phát triển saunày. Khu đất cần liền mảnh không bị phân cắt, không quá dốc, độ dốc dưới 15%. Khuđất có độ dốc cao thì khó canh tác và vận chuyển cỏ khi trồng thâm canh, có thểtrồng cỏ để làm bãi chăn thả. Vị trí khu đất cần chọn nơi ít hoặc không bị ảnh hưởngbất lợi của thiên tai, có mưa thuận gió hòa. Không bị ngập lụt, lũ quét, không quá khôhạn kéo dài. Việc lựa chọn đất lập trại phải tính đến khả năng mở rộng quy mô saunày và sự ổn định của trại trong khoảng thời gian dài từ 20-40 năm sau. - Chất lượng đất: Nuôi bò gắn liền với cây cỏ, vì vậy chọn đất lập trại cầncăn cứ vào thảm thực vật và cây trồng trên đất. Đất tốt là đất màu mỡ, trên đó thảmcỏ tươi tốt, mùa khô hay mùa đông vẫn còn màu xanh của thảm cỏ. Đất phải có tầngcanh tác dày, có khả năng giữ nước. Cây lâu năm mọc trên đất này sẽ là cây cao,bóng cả. Ngoài quan sát thảm cỏ cần tìm hiểu thêm thông qua các chỉ tiêu phân tíchchất dinh dưỡng trong đất như độ mùn, hàm lượng N, P, K và độ pH (nếu có điềukiện). Đất tốt sẽ trồng được nhiều loại cỏ, năng suất cỏ cao khi chỉ cần bón ít phân,như vậy sẽ giảm chi phí sản xuất cỏ. Đất chua quá, phèn, mặn không phù hợp cho câycỏ phát triển thì không nên chọn lập trại. - Giao thông thuận tiện: Chăn nuôi bò luôn gắn với hoạt động vận chuyểnthức ăn và sản phẩm là bò, bê, sữa. Thức ăn cho bò chủ yếu là thức ăn thô khốilượng lớn, cồng kềnh. Việc cung cấp thức ăn từ nơi khác về trại hoặc từ đồng cỏ vềchuồng sẽ làm gia tăng chi phí vận chuyển nếu giao thông không thuận lợi. Trại bòlàm sát đường giao thông chính cũng có những điều bất lợi, nếu cách trục giao thôngchính 1-2km là thích hợp hơn cả. - Nguồn nước: Nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, bò có thể nhịn ăn1-2 ngày nhưng không thể nhịn uống một ngày. Vì vậy nước đối với trại bò vô cùngquan trọng. Cần xem xét cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặtnhư sông, suối, ao hồ vừa có tác dụng cung cấp nước cho bò, cho đồng cỏ mùa khô,còn có tác dụng cải tạo khí hậu của trại. Nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn sẽ giảmchi phí khai thác nước từ giếng đào (giếng khoan) và cung cấp đủ nước sạch cho bò.Nơi có nguồn nước ngầm phong phú thì tưới cỏ thâm canh vào mùa khô từ nướcgiếng đào tiết kiệm chi phí hơn bơm nước từ nguồn nước mặt cách xa. - Nguồn thức ăn: Thức ăn cho bò rất phong phú và đa dạng, nhưng khôngphải đều có sẵn ở mọi nơi. Các vùng khác nhau thì nguồn thức ăn cho bò cũng khác 27 Đinh Văn Cảinhau về chủng loại, số lượng và thời vụ. Nguồn thức ăn chính cần xem xét là cỏ tựnhiên, các bãi chăn thả, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân lá cây bắp, câyđậu, ngọn mía, vỏ thơm, khô bã các loại, rỉ mật... Nếu nguồn thức ăn này sẵn có, đadạng và gần trại sẽ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi sau này vì giá mua và giávận chuyển thức ăn về trại sẽ thấp hơn. - An toàn cho gia súc, tài sản và vệ sinh môi trường: Trại cần biệt lập vớikhu dân cư để an toàn dịch bệnh, an toàn về tài sản và đảm bảo vệ sinh môi trường. - Nguồn điện: Trại bò cần điện để thắp sáng, chạy máy, bơm nước... Tóm lại, khi lựa chọn khu đất lập trại cần xem xét các yếu tố thuận lợi của quátrình sản xuất. Giảm thấp chi phí đầu vào như lao động, giá thuê (mua) đất, giá cảcác loại thức ăn tinh, thuốc thú y, các phụ phẩm nông công nghiệp cho bò như rơmrạ, hèm bia, xác đậu, xác mì, thân cây bắp... nhưng thuận tiện cho bán ra sản phẩmcủa trại như bê giống, bò thịt với giá cao. Trại nuôi bò thịt kết hợp với nuôi bò sữa cần chú ý thêm các điều kiện khác như: - Thị trường tiêu thụ sữa. Phải đảm bảo chắc chắn sữa làm ra được tiêu thụ dễdàng và giá cả chấp nhận được. - Hệ thống kỹ thuật và dịch vụ có sẵn như khuyến nông kỹ thuật, thú y, gieo tinhnhân tạo. Những hoạt động này được thực hiện bởi những cán bộ kỹ thuật có taynghề cao.3.1.2. Quy hoạch tổng thể trại Một trại bò thông thường có 2 phân khu với 2 chức năng khác nhau: Phân khuxây dựng cơ bản gồm chuồng trại, văn phòng, nhà kho, nhà ở cán bộ công nhân (gọilà khu trung tâm) và phân khu đồng cỏ. Nối 2 phân khu này là hệ thống đường giaothông nội bộ. Tỷ lệ sử dụng đất của 2 phân khu này thay đổi tùy thuộc vào mức độđầu tư. Ước tỷ lệ đất cho xây dựng cơ bản và đường nội bộ, khoảng trống là 25%,diện tích đồng cỏ là 75% tổng diện tích trại. Quy hoạch chung cho một trại nuôi bò Hạng mục xây dựng cơ bản trong phân khu trung tâm của trại bò bao gồm: - Chuồng nuôi bò Các trại bò của chúng ta hiện nay chưa tiến tới trình độ chuyên môn hóa cao,trong một trại luôn tồn tại một cơ cấu đàn đầy đủ gồm bò cái sinh sản, bò tơ, bê và bòđực. Vì vậy khi thiết kế chuồng nuôi cần thiết kế riêng cho mỗi loại bò. Diện tíchchuồng nuôi cần thiết cho mỗi loại bò như chuồng cho bò sinh sản, bò tơ, chuồngcách ly, chuồng bò đực giống cần căn cứ vào cơ cấu đàn và phương thức chăn nuôi. Thí dụ trại A, bê đực và cái sinh ra giữ lại nuôi đến 18 tháng tuổi. Bê cái tơ sau 18tháng chọn lọc thay thế một phần vào đàn cái sinh sản, số bê cái còn ...

Tài liệu được xem nhiều: