Nuôi Cá Chẻm Thương Phẩm
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 144.72 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Năm 2008, Phòng Kinh tế Hội An đã xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẻm đầu tiên tại hộ ông Phùng Ngọc Hải ở phường Cẩm Châu. Đến nay, kết quả rất khả quan của mô hình này đã mở ra một hướng mới cho nghề nuôi thủy sản nước lợ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi Cá Chẻm Thương Phẩm Nuôi Cá Chẻm Thương Phẩm Năm 2008, Phòng Kinh tế Hội An đã xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẻm đầu tiên tại hộ ông Phùng Ngọc Hải ở phường Cẩm Châu. Đến nay, kết quả rất khả quan của mô hình này đã mở ra một hướng mới cho nghề nuôi thủy sản nước lợ... KỸ sư Võ Quảng Lâm (Phòng Kinh tế Hội An) cho biết: Để đưa mô hình vào sản xuất, từ đầu năm 2008, đơn vị đã đưa chủ hộ thực hiện mô hình tham quan học tập kinh nghiệm nuôi cá chẻm tại Cam Ranh và Trường đại học Nha Trang (Khánh Hòa). Sau đó, cá chẻm được đưa về nuôi thử nghiệm trên diện tích 1,5 ha với số lượng 25.000 con, cỡ giống từ 1 - 1,5 cm. Nguồn giống do Trường đại học Nha Trang cung cấp. Sau 7 tháng nuôi, mô hình đã đạt một số kết quả bước đầu với kích cỡ cá thu hoạch bình quân 1kg/con, sản lượng đạt 6 tấn. Hộ nuôi thử nghiệm Phùng Ngọc Hải đã thu lãi ròng hơn 60 triệu đồng. Theo ông Phùng Ngọc Hải, ao nuôi cá phải có độ sâu từ 1,2 - 1,5 m, cấp tháo nước thuận lợi. Đáy ao là đất thịt pha cát, bờ ao vững chắc không bị rò rỉ, cao hơn mức nước trong ao 30 - 40 cm. Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi tương đối trong sạch. Trước khi thả cá phải tiến hành xả nước, vét bùn đáy ao. Dùng vôi bột với liều lượng từ 7-10 kg/100 m2 rải đều khắp đáy ao và phơi đáy từ 2 - 3 ngày. Sau đó diệt tạp bằng saponin với liều lượng 1kg/100m2. Trong quá trình nuôi, diễn biến môi trường ao nuôi cơ bản thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển. Độ pH dao động từ 7,5 - 8,5, độ mặn từ 10 - 25 phần nghìn, nhiệt độ dao động từ 26-320C. Trong những ngày nhiệt độ cao trên 300C, cá có hiện tượng bỏ ăn, tuy nhiên không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Cá chẻm là loài cá dữ nên thường tấn công lẫn nhau, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ, làm cho tỉ lệ sống giảm. Vì vậy, khi cá ở giai đoạn cá còn nhỏ phải ươm cá trong những chiếc giai có kích thước 4m x 2m x 1,2m và 1 tuần phải phân đàn cũng như cung cấp đầy đủ thức ăn. Mật độ ươm từ 40-50 con/m2, mật độ thả từ 1-2 con/m2. Tuần lễ đầu, nên cho ăn với liều lượng 100% trọng lượng cá, tuần thứ hai giảm dần còn 60%, đến tuần thứ 3 bằng 40%. Sau 4 tuần ươm, cá giống đạt kích cỡ từ 5 - 10 cm thì thả ra ao để nuôi thương phẩm. Việc đưa cá ra ao nuôi cần chú ý thả cá cùng kích cỡ để tránh hiện tượng ăn lẫn nhau hay cạnh tranh thức ăn. Ở giai đoạn cá thịt, thức ăn của cá chẻm là cá tươi băm nhỏ (giai đoạn đầu) hoặc nguyên con (ở giai đoạn lớn). Hai tháng đầu, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn bằng 8-10% tổng trọng lượng cá trong ao. Từ tháng thứ 3 trở đi cho ăn 1 lần vào chiều tối, lượng thức ăn bằng 5-6% tổng trọng lượng cá trong ao. Cũng theo ông Phùng Ngọc Hải, khi cho cá ăn cần tạo phản xạ bằng tiếng động để tập trung cá thành đàn, đúng thời điểm và vị trí cho ăn. Cá chẻm không bao giờ ăn thức ăn chìm dưới đáy ao nên cần thả thức ăn từ từ đến khi cá no thì ngừng. Hằng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi, đồng thời thay nước từ 20 - 50 % lượng nước trong ao. Đặc biệt lưu ý, việc thay nước thường xuyên sẽ giúp cá ăn khỏe, sinh trưởng nhanh. Thực tế cho thấy, cá chẻm là đối tượng nuôi khá thích hợp ở vùng nước mặn lợ, cá có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Với cỡ giống từ 1-1,5cm sau 7 tháng có thể đạt 0,9-1kg/con. Cá nuôi ít bị mắc bệnh, chất lượng cá thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Việc nuôi cá chẻm thành công cũng đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo tiền đề để chuyển đổi đối tượng nuôi trên một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả của thành phố. Do vậy, để nâng cao hiệu quả, thời gian đến, ngành nông nghiệp Hội An tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi cá chẻm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và có biện pháp liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm cho người nuôi. Cá chẻm có tên khoa học là Lates calcarifer (Bloch 1790), tên tiếng Anh là seabass, thuộc bộ cá vược. Cá có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Từ khi Trường đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Đại học Nha Trang) nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá chẻm, việc nuôi thương phẩm cá chẻm đã được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tiến hành và được xem như là một đối tượng thay thế con tôm sú trên đầm nước lợ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi Cá Chẻm Thương Phẩm Nuôi Cá Chẻm Thương Phẩm Năm 2008, Phòng Kinh tế Hội An đã xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẻm đầu tiên tại hộ ông Phùng Ngọc Hải ở phường Cẩm Châu. Đến nay, kết quả rất khả quan của mô hình này đã mở ra một hướng mới cho nghề nuôi thủy sản nước lợ... KỸ sư Võ Quảng Lâm (Phòng Kinh tế Hội An) cho biết: Để đưa mô hình vào sản xuất, từ đầu năm 2008, đơn vị đã đưa chủ hộ thực hiện mô hình tham quan học tập kinh nghiệm nuôi cá chẻm tại Cam Ranh và Trường đại học Nha Trang (Khánh Hòa). Sau đó, cá chẻm được đưa về nuôi thử nghiệm trên diện tích 1,5 ha với số lượng 25.000 con, cỡ giống từ 1 - 1,5 cm. Nguồn giống do Trường đại học Nha Trang cung cấp. Sau 7 tháng nuôi, mô hình đã đạt một số kết quả bước đầu với kích cỡ cá thu hoạch bình quân 1kg/con, sản lượng đạt 6 tấn. Hộ nuôi thử nghiệm Phùng Ngọc Hải đã thu lãi ròng hơn 60 triệu đồng. Theo ông Phùng Ngọc Hải, ao nuôi cá phải có độ sâu từ 1,2 - 1,5 m, cấp tháo nước thuận lợi. Đáy ao là đất thịt pha cát, bờ ao vững chắc không bị rò rỉ, cao hơn mức nước trong ao 30 - 40 cm. Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi tương đối trong sạch. Trước khi thả cá phải tiến hành xả nước, vét bùn đáy ao. Dùng vôi bột với liều lượng từ 7-10 kg/100 m2 rải đều khắp đáy ao và phơi đáy từ 2 - 3 ngày. Sau đó diệt tạp bằng saponin với liều lượng 1kg/100m2. Trong quá trình nuôi, diễn biến môi trường ao nuôi cơ bản thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển. Độ pH dao động từ 7,5 - 8,5, độ mặn từ 10 - 25 phần nghìn, nhiệt độ dao động từ 26-320C. Trong những ngày nhiệt độ cao trên 300C, cá có hiện tượng bỏ ăn, tuy nhiên không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Cá chẻm là loài cá dữ nên thường tấn công lẫn nhau, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ, làm cho tỉ lệ sống giảm. Vì vậy, khi cá ở giai đoạn cá còn nhỏ phải ươm cá trong những chiếc giai có kích thước 4m x 2m x 1,2m và 1 tuần phải phân đàn cũng như cung cấp đầy đủ thức ăn. Mật độ ươm từ 40-50 con/m2, mật độ thả từ 1-2 con/m2. Tuần lễ đầu, nên cho ăn với liều lượng 100% trọng lượng cá, tuần thứ hai giảm dần còn 60%, đến tuần thứ 3 bằng 40%. Sau 4 tuần ươm, cá giống đạt kích cỡ từ 5 - 10 cm thì thả ra ao để nuôi thương phẩm. Việc đưa cá ra ao nuôi cần chú ý thả cá cùng kích cỡ để tránh hiện tượng ăn lẫn nhau hay cạnh tranh thức ăn. Ở giai đoạn cá thịt, thức ăn của cá chẻm là cá tươi băm nhỏ (giai đoạn đầu) hoặc nguyên con (ở giai đoạn lớn). Hai tháng đầu, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn bằng 8-10% tổng trọng lượng cá trong ao. Từ tháng thứ 3 trở đi cho ăn 1 lần vào chiều tối, lượng thức ăn bằng 5-6% tổng trọng lượng cá trong ao. Cũng theo ông Phùng Ngọc Hải, khi cho cá ăn cần tạo phản xạ bằng tiếng động để tập trung cá thành đàn, đúng thời điểm và vị trí cho ăn. Cá chẻm không bao giờ ăn thức ăn chìm dưới đáy ao nên cần thả thức ăn từ từ đến khi cá no thì ngừng. Hằng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi, đồng thời thay nước từ 20 - 50 % lượng nước trong ao. Đặc biệt lưu ý, việc thay nước thường xuyên sẽ giúp cá ăn khỏe, sinh trưởng nhanh. Thực tế cho thấy, cá chẻm là đối tượng nuôi khá thích hợp ở vùng nước mặn lợ, cá có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Với cỡ giống từ 1-1,5cm sau 7 tháng có thể đạt 0,9-1kg/con. Cá nuôi ít bị mắc bệnh, chất lượng cá thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Việc nuôi cá chẻm thành công cũng đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo tiền đề để chuyển đổi đối tượng nuôi trên một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả của thành phố. Do vậy, để nâng cao hiệu quả, thời gian đến, ngành nông nghiệp Hội An tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi cá chẻm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và có biện pháp liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm cho người nuôi. Cá chẻm có tên khoa học là Lates calcarifer (Bloch 1790), tên tiếng Anh là seabass, thuộc bộ cá vược. Cá có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Từ khi Trường đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Đại học Nha Trang) nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá chẻm, việc nuôi thương phẩm cá chẻm đã được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tiến hành và được xem như là một đối tượng thay thế con tôm sú trên đầm nước lợ
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cá chẻm thương phẩm bí kíp nuôi cá chẻm kỹ thuật chăn nuôi cơ giới hóa nông nghiệp phương pháp chăn nuôi kỹ thuật trồng trọtGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 122 0 0
-
Một số đặc điểm ngoại hình và sinh lý sinh dục của chuột lang nuôi làm động vật thí nghiệm
5 trang 117 0 0 -
Giáo trình Máy và thiết bị nông nghiệp: Tập I (Máy nông nghiệp) - Trần Đức Dũng (chủ biên)
195 trang 82 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
230 trang 70 1 0 -
Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 4: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
12 trang 66 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 62 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 57 1 0 -
NGHỀ CHĂN NUÔI NGAN AN TOÀN SINH HỌC
28 trang 53 0 0 -
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 47 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 47 0 0