Danh mục

Nuôi dạy trẻ theo từng thời kỳ: Phần 2

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (91 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1 cuốn sách "Nuôi dạy trẻ theo từng thời kỳ" phần 2 sẽ giới thiệu khái quát các thời kỳ quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, để các bậc cha mẹ không bỏ lỡ những bước ngoặt quan trọng trong khi nuôi dạy con. Đồng thời gợi ý những phương pháp giải quyết vấn đề cho cha mẹ tham khảo trong quá trình nuôi dạy con. Hi vọng cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành, cùng bạn nuôi dạy con hiệu quả!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi dạy trẻ theo từng thời kỳ: Phần 2Khi trẻ hỏi: “tại sao các Bạn Không thích con? ” Có rất nhiều trẻ có suy nghĩ như vậy, chỉ cần xảy ra một chút xích mích với bạn hoặc ngườikhác có điều gì không phải với mình là cảm thấy bạn bè không thích mình, điều này rất thườnggặp, vậy phải thay đối tình hình này như thế nào? Tình huống 1 Giang là một cô bé có tính cách hướng nội, không hay nói, cũng không khéo trong quan hệbạn bè. Một người bạn mượn bé quyển sách, đã mấy lần bé đòi nhưng người bạn kia vẫn khôngtrả đúng hẹn. đến khi bé tìm gặp bạn kia để đòi sách thì bạn kia nói lại rất gay gắt, lại còn chế giễugiang ki bo. Khi đòi được sách về thì phát hiện sách đã bị hỏng, giang cảm thấy bình thườngmình đối xử rất tốt với mọi người, nhưng mọi người lại không đối xử tốt với mình, giang rất buồnvì chuyện này, và luôn cảm thấy tủi thân, từ đó bắt đầu có biểu hiện không tập trung, tinh thần bấtổn,... ảnh hưởng rất nhiều đến việc học. Tình huống 2 Có một đứa trẻ nói với bác sỹ tâm lý như thế này: “tính cách của cháu khá hướng nội, vốnthuộc kiểu người hay sầu muộn, khiến người ta không thể chịu nổi, cháu biết đó là nhược điểmlớn của cháu. Cháu không có nhiều bạn bè, có thể nói là rất ít bạn, đôi khi cháu cảm thấy rất côđộc, cháu cũng muốn tiếp cận mọi người, nhưng lại không biết phải làm như thế nào. Cháu chưatừng đối xử không tốt với ai, người ta gặp khó khăn là cháu luôn chủ động giúp đỡ, nhưng họ lạikhông cảm kích cháu vì điều đó. hiện tại ở lớp, cháu cảm thấy mình ngày càng buồn, ngoài mấyngười bạn choi thân với cháu từ nhỏ thì các bạn khác cứ nhìn thấy cháu là cố tình xa lánh, có khichỉ một cử chỉ nhỏ cháu cũng cảm thấy họ thực ra không thích cháu, nhưng cháu không hiểu tạisao. Nhiều khi cháu cố nghĩ xem mình có làm điều gì sai, nhưng cháu thấy mình luôn đối xử rấttốt với mọi người, chẳng qua là cháu không hay nói, nhưng cháu đã cố gắng thay đổi.Cháu thấy có khi cháu nói còn khiến mọi nguời khó chịu hơn là im lặng, cháu thực sự không biếtmình phải làm thế nào.” Phân tích tình huống hai tnrờng hợp trên đều cho thấy trẻ rất quan tâm đến việc nguời khác có thích mình haykhông, và luôn muốn đuợc nguời khác thừa nhận, vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là dođâu? 1. Trẻ khá yếu đuối Ở nhà, cho dù trẻ gặp bất cứ chuyện gì cha mẹ cũng thuờng đứng về phía trẻ. Còn ở truờng,chắc chắn có va chạm với bạn bè, khiến cho đôi bên tạm thời không muốn nói chuyện với nhau,trẻ yếu đuối sẽ nghĩ “các bạn không thích mình”. 2. Trẻ tương đối khép kín Do trẻ có tính cách hướng nội, không thích tiếp xúc với bạn bè, nên dần cảm thấy mình khôngthể hòa nhập với tập thể, hơn nữa mối quan hệ bạn bè ngày càng xa cách nên trẻ sẽ nghĩ rằng bạnbè không thích mình. Nắm bắt tâm lý Trước tiên, cha mẹ phải thay đối môi trường giáo dục gia đình. Sở dĩ trẻ có ý nghĩ “tại sao cácbạn đều không thích mình” thường là có liên quan đến thái độ của cha mẹ đối với con cái. Chamẹ không được quá nuông chiều trẻ, nhưng cũng không được quá thô bạo, mà phải quan tâmchăm sóc nhiều hơn, phải kiên nhẫn giáo dục và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ khicòn nhỏ, đồng thời phải bồi dưỡng cho trẻ tính cách tích cực, nhiệt tình, năng động và cởi mở. Ngoài ra, đối với trẻ gặp vấn đề tâm lý này, cha mẹ phải kiên nhẫn khích lệ từng sự tiến bộnhỏ của trẻ, qua đó giúp chúng tạo lập mối quan hệ tốt với các bạn nhỏ khác. Phương pháp giải quyết 1. Lắng nghe trẻ tâm sự Khi trẻ nói các bạn không thích mình, trước tiên cha mẹ phải tạo cho trẻ một bầu không khí thoải mái, tự do phát biểu ý kiến, để trẻ thổ lộ hết nguyên nhân màcác bạn không thích mình và thái độ của họ đối với mình. Cha mẹ phải chăm chú lắng nghe, đồngthời tìm phương án giải quyết hợp lý. Nếu là do trẻ nhận thức quá cực đoan hoặc có hành vi saitrái thì cha mẹ phải tích cực chỉ bảo. 2. Dạy trẻ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ Cha mẹ có thể đặt ra Tình huống để trẻ tự cảm nhận cảm giác của các bạn, qua đó để trẻ họccách đặt mình vào vị trí của người khác đế suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Dạy trẻ nên nhìn vào ưuđiểm của người khác chứ không nên nhìn vào khuyết điểm của họ, phải biết cách khoan dung vàtôn trọng đối phương, quan tâm và khen ngợi đối phương. Khi mối quan hệ trở nên bế tắc hoặcngày càng xấu đi thì nhất định phải chủ động tỏ ra thân thiện, không được vì giữ thể diện màkhông chịu mở lời. 3. Thường xuyên giao lưu với trẻ Nếu lâu không giao lưu với trẻ thì dần dần trẻ sẽ khép kín thế giới nội tâm của mình, tính cáchcũng trở nên hướng nội, luôn giữ khoảng cách với cha mẹ, từ đó có tâm sự gì cũng không muốnnói với cha mẹ. 4. Thường xuyên liên lạc với giáo viên Cha mẹ phải nắm bắt được những biểu hiện ở trường của trẻ, cô giáo cũng phải nắm bắt đượcnhũng hành vi ở nhà của trẻ, điều này vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục trẻ. Do vậy, vì sựtrưởng thành lành mạnh của trẻ, cha mẹ phải thường xuyên liên lạc với cô giáo. Ngo ...

Tài liệu được xem nhiều: