Danh mục

Nuôi dưỡng những ý tưởng kinh doanh hoàn hảo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Chắc chắn để bắt tay vào việc kinh doanh, bạn hay bất cứ ai khác đều phải có một ý tưởng. Ý tưởng tốt, bạn sẽ thành công và ngược lại. Vậy điều gì làm nên một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo? Nuôi dưỡng những ý tưởng kinh doanh hoàn hảo Hãy nghe lời khuyên từ một doanh nhân với sự trải nghiệm từ những bước đi khởi nghiệp đầu tiên. Khi bắt đầu khởi nghiệp, một trong những nỗ lực đáng kể nhất của tôi thực sự là việc nắm bắt được ý tưởng. Tôi đã từng muốn nâng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi dưỡng những ý tưởng kinh doanh hoàn hảo Nuôi dưỡng những ý tưởng kinh doanh hoàn hảo Chắc chắn để bắt tay vào việc kinh doanh, bạn hay bất cứ ai khác đều phải có một ý tưởng. Ý tưởng tốt, bạn sẽ thành công và ngược lại. Vậy điều gì làm nên một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo? Nuôi dưỡng những ý tưởng kinh doanh hoàn hảo Hãy nghe lời khuyên từ một doanh nhân với sự trải nghiệm từ những bước đi khởi nghiệp đầu tiên. Khi bắt đầu khởi nghiệp, một trong những nỗ lực đáng kể nhất của tôi thực sự là việc nắm bắt được ý tưởng. Tôi đã từng muốn nâng cao vị thế cũng như cần phải đứng vững được trên thương trường. Tôi đã sàng lọc hàng trăm ý tưởng trước khi quyết định việc kinh doanh hiện tại của mình. Trải qua giai đoạn này, tôi đã phát hiện ra năm yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định điều gì làm nên một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo. Vậy, một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo là gì? Mỗi doanh nhân đều có quan niệm riêng về ý tưởng kinh doanh hoàn hảo. Google là một hướng kinh doanh vĩ đại đối với các nhà sáng lập lên nó nhưng có thể Google không phải là con đường kinh doanh tuyệt vời đối với những người không hiểu biết về công nghệ hoặc họ không muốn điều hành một công ty quá lớn. Do đó, mỗi hướng kinh doanh hoàn hảo được định nghĩa bởi chính các ông chủ doanh nghiệp đó. Cần phải luôn nhớ rằng, hãy bắt đầu bằng năm bước sau đây để tìm được một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo : 1. Hiểu biết về khách hàng của bạn Điều này có vẻ lạ lẫm để khởi nghiệp bởi làm thế nào để bạn hiểu được các khách hàng của mình trước khi bạn có được một ý tưởng kinh doanh. Câu trả lời rất đơn giản, khách hàng của bạn làm nên công việc kinh doanh, cũng có nghĩa không có họ, bạn sẽ chẳng có gì cả. N ếu bạn có một ý tưởng kinh doanh, đừng cố gắng phát triển ý tưởng đó xung quanh suy nghĩ của bạn m à hãy tìm hiểu những gì mà khách hàng của bạn thực sự mong muốn. Thông thường, các ông chủ doanh nghiệp có được một ý tưởng lóe lên trong đầu và rất sung sướng vì điều đó. Tuy nhiên, họ sớm nhận ra rằng thị trường mục tiêu của họ không mong muốn những gì họ cung cấp. Sử dụng cả thời gian và tiền bạc trong một dự án chỉ để xem nó phá sản không phải là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Hơn nữa, hãy nói rằng nếu bạn chưa từng có một ý tưởng thì việc nhận ra và thấu hiểu người tiêu dùng (những người cuối cùng sẽ trở thành khách hàng của bạn) có thể sẽ dẫn bạn đến một ý tưởng hoàn hảo. Hiểu những gì khách hàng tiềm năng cần và xây dựng sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu của họ, bạn sẽ nhận được cánh cửa mở dẫn đến ý tưởng kinh doanh tuyệt vời trên cả mong đợi. 2. Có niềm đam mê Đam mê ở đây không có nghĩa là dành sự yêu thích cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà là niềm thích thú trong những gì bạn làm. Hãy nhìn vào thời gian biểu, bạn sẽ dành từ 15 đến 18 tiếng/ngày cho việc kinh doanh của bạn khi mới bắt đầu và thường sẽ duy trì năng suất này từ 12 đến 18 tháng đầu tiên. Bạn có thể liên tục suy nghĩ về cách để cải thiện và làm lớn mạnh doanh nghiệp của mình cũng như liên tục nói về nó cho tất cả mọi người, ở bất cứ nơi đâu. N ếu b ạn bắt đầu một công việc kinh doanh mà bạn không dành cho nó niềm đam mê thì sẽ thật khó khăn để làm việc được hàng tiếng đồng hồ và có năng lượng để đưa nó đến thành công, vì vậy, đó không phải là một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo. 3. Hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn Thương trường là chiến trường. Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có tính cạnh tranh, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Thử nghĩ về các bộ phim chiếu rạp. Chúng có đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ các cửa hàng cho thuê video hay truyền hình mà người ta có thể ngồi xem tại nhà. Chúng cũng có đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ các hoạt động khách mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra một phần thu nhập của họ như chơi bowling, sơn bóng, chơi golf… bất cứ việc gì mà mọi người làm trong thời gian rảnh rỗi. N goài ra, một số đối thủ cạnh tranh rất độc ác. Có nghĩa là nếu bạn quảng bá và cung cấp một sản phẩm tương tự với họ nhưng có giá thành thấp hơn, họ sẽ chỉ hạ giá thành xuống thấp hơn để cạnh tranh hoặc đánh bại bạn hoàn toàn. Nếu họ đã có vị thế trên thương trường, họ có khả năng hạ hết mức so với giá thành mà bạn đưa ra để loại bỏ bạn khỏi cuộc chơi. N ếu bạn không hiểu đối thủ cạnh tranh, hiểu những gì họ quyết tâm làm đ ể loại bỏ bạn khỏi thị trường của họ, bạn có thể phải mất nhiều thời gian hơn trong cuộc chiến giá cả rồi mới tiếp tục phát triển doanh nghiệp mình. Đó hoàn toàn không phải là một ý tưởng kinh doanh ho àn hảo. 4. Có số vốn đủ lớn Rất nhiều doanh nhân bước vào thế giới kinh doanh với những ý tưởng tuyệt vời nhưng lại rất kém hiểu biết về nguồn vốn được sử dụng để đưa việc kinh doanh của họ tiến triển. Hầu hết sẽ thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và hiểu những gì làm nên sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nhưng họ không hiểu nguồn vốn đầu tư là để quản lý những khía cạnh khác của một công ty - bao gồm hoạt động marketing (rất đắt đỏ nhưng lại vô cùng cần thiết), nhân viên (chi phí nhiều hơn chỉ là các khoản lương ho ặc tiền thưởng), bảo hiểm ho ặc tiền trợ cấp và tất cả những chi phí linh tinh nhỏ nhặt khác sẽ phải cần đến tiền nhanh chóng như điện thoại, internet, hệ thống máy tính, … Hiểu biết tổng sổ tiền mặt của mình sẽ giúp bảo đảm rằng tất cả các chi phí của bạn (bao gồm các khoản cố định và phát sinh) có thể được kiểm soát bởi công ty - quả là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Tôi đã từng nhìn thấy cách mà rất nhiều doanh nghiệp với các sản phẩm tuyệt vời phải phá sản bởi họ không thể kiểm soát được những chi phí đ ơn giản như tiền thuê nhà ho ặc các tiện ích khác. 5. Bản thân bạn Hãy biết mình là ai. Phải nhận ra đâu là thế mạnh cũng như điểm yếu của bạn. Biết rằng bạn đã sẵn sàng, quyết tâm và có thể làm những gì đã đưa việc kinh doanh của bạn đến được thành công. Hơn nữa, phải hiểu biết tình hình tài chính cá nhân của bạn và những gì bạn cần ở công ty tạo ra để trang trải cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng việc kinh doanh của mình sẽ ma ...

Tài liệu được xem nhiều: