Danh mục

Nuôi dưỡng và lai tạo loài mực nang tí hon

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 847.30 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi là người cực đoan, vâng, rất cực đoan. Tôi cho rằng mực nang (cuttlefish) có lẽ là loài dễ thương nhất trên đời. Chúng di chuyển xung quanh hồ như những con chim ruồi theo chiều thẳng đứng, chiều ngang, vây của chúng vẫy vẫy như cánh chim. Khi chúng lướt đi thân mình ánh lên những màu sắc kỳ lạ với những hoa văn xao động, biến đổi và lấp lánh trên mặt da. Chúng là những kẻ săn mồi bậc thầy, rình rập con mồi một cách khôn ngoan và tấn công một cách chính xác, với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi dưỡng và lai tạo loài mực nang tí honNuôi dưỡng và lai tạo loài mực nangtí hon Sepia bandensis Richard RossTôi là người cực đoan, vâng, rất cực đoan. Tôi cho rằng mực nang (cuttlefish) có lẽ làloài dễ thương nhất trên đời. Chúng di chuyển xung quanh hồ như những con chim ruồitheo chiều thẳng đứng, chiều ngang, vây của chúng vẫy vẫy như cánh chim. Khi chúnglướt đi thân mình ánh lên những màu sắc kỳ lạ với những hoa văn xao động, biến đổi vàlấp lánh trên mặt da. Chúng là những kẻ săn mồi bậc thầy, rình rập con mồi một cáchkhôn ngoan và tấn công một cách chính xác, với tốc độ và sự khéo léo. Cùng với thờigian, chúng sẽ học cách nhận ra và phản ứng lại với bạn, và chào đón bạn mỗi khi bạnbước vào phòng (hay có lẽ chúng chỉ biết rằng đã đến giờ ăn). Chúng thông minh, xinhđẹp và khác thường, và không giống như những loài khác thuộc lớp chân đầuCephalopoda, chúng không cố thoát khỏi hồ nuôiNuôi dưỡng và lai tạo loài mực nang tí hon Sepia bandensis Richard RossKinh nghiệm của tôiNiềm đam mê của tôi đối với loài mực nang bắt đầu từ thuở bé. Với tôi, chúng trônggiống như sinh vật ngoài hành tinh và chúng dường như rất thông minh, điều khiến tôimuốn tìm hiểu về chúng nhiều hơn. Tôi tìm đọc về chúng, viếng thăm tất cả các thủycung để được ngắm chúng và xem tất cả các chương trình nói về các loài chân đầu với hyvọng nắm được chút thông tin về những sinh vật kỳ lạ này. Sau tất cả, tôi hy vọng mìnhđược sở hữu một con mực nang, nhưng dường như chẳng có con nào được bán ngoài thịtrường. Tôi vẫn theo dõi các chương trình nghiên cứu về mực nang, nhưng không cơ sởnghiên cứu lai tạo nào chịu bán mực nang cho các cá nhân (đừng hỏi họ làm gì cho mấtcông!).Hai mươi năm sau, sau khi tôi trở nên thành thạo trong thú chơi cảnh biển. Tôi bắt đầuthấy mực nang xuất hiện trong các tiệm cá khoảng một lần mỗi năm. Tuy nhiên, chúngdường như không được mạnh khỏe mà tôi bất đắc dĩ lắm mới nuôi những con như vậy.Sau cùng, vào năm 2003 (tôi đợi một thời gian dài!) có hai con mực nang mới về tiệm cámà tôi quen biết. Khi thấy hai con ăn uống một cách ngấu nghiến, tôi quyết định thử nuôichúng. Hai năm sau, tôi dành toàn bộ một phòng trong nhà mình cho việc lai tạo và ươmmực nang. Để có thêm thông tin về cách bố trí và video về mực nang (tôi rất tự hào vềcác bản video), xin hãy tham khảo http://www.DaisyHillCuttleFarm.com.Nuôi dưỡng các loài chân đầu, đặc biệt là mực nang, trong hồ cảnh tại gia hãy còn là điềumới mẻ, vì vậy tôi nghĩ mình nên viết một bài với đầy đủ thông tin mà tôi từng muốn khibắt đầu nuôi dưỡng chúng. Điều này không có nghĩa rằng bạn không thể tìm kiếm thôngtin ở những nơi khác – Octopus News Magazine Online (http://www.TONMO.com ) gầnđây mới tổ chức một hội nghị về các loài chân đầu ở Monterey, Canada, và CephalopodPage, mới kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (http://is.dal.ca/~ceph/TCP/index.html), cả haiđều có nhiều thông tin hữu ích và tôi áp dụng chúng một cách thường xuyên; bài viết nàychỉ là phần bổ sung cho nguồn dữ liệu ở những nơi đó. Tôi hy vọng có ngày việc nuôidưỡng mực nang sẽ trở nên phổ biến trong thú chơi cảnh biển và tôi cũng hy vọng bàiviết này sẽ không chỉ lôi kéo mọi người nuôi chúng như là vật cảnh mà còn khuyến khíchhọ lai tạo chúng nữa.Hầu hết thông tin về mực nang hiện nay đều đề cập về loài Sepia officinalis, chủ yếu bởivì chúng được nuôi dưỡng và sử dụng một cách phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mộtnguyên nhân nữa khiến cho loài này có nhiều thông tin bởi vì chúng tương đối dễ kiếmđối với người chơi cảnh biển ở châu Âu.Có nhiều loài mực nang khác nhau được nhập khẩu một cách rải rác vào Mỹ, loài đượcnhập phổ biến nhất là Sepia bandensis. Không có nhiều thông tin về việc nuôidưỡng Sepia bandensis bởi vì chúng không được nghiên cứu nhiều trong giới khoa học,và chúng hiếm khi sống sót lâu dài trong hồ cảnh tại gia.Tôi tin rằng Sepia bandensis, cá thể lai tạo sẵn có ngoài thị trường, sẽ thích nghi tốt vớiđời sống trong hồ cảnh tại gia. Nên nhớ rằng tôi không phải là “bậc thầy” về mực nang vàdo đó tôi hy vọng rằng những ý tưởng của tôi về việc nuôi dưỡng mực nang sẽ được bổsung thêm một khi có nhiều người bắt đầu nuôi dưỡng loài này một cách thành công. Cònrất nhiều thứ mà tôi chưa biết và tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm và ý tưởng củamình sẽ khích lệ nhiều người nuôi loài sinh vật kỳ thú này, rằng hiểu biết của chúng ta vềvấn đề nuôi dưỡng cần được phát triển một cách nhanh chóng, và rằng loài mực nangthuần dưỡng Sepia bandensis sẽ trở nên phổ biến trong một tương lai không xa.Giải thíchÝ nghĩaNguồn gốc của từ “cuttlefish” không rõ ràng, nhưng theo nhà nghiên cứu về các loài chânđầu John W Forsythe “cái tên cuttlefish có lẽ bắt nguồn từ cách phát âm của người HàLan hay Na Uy về chúng”. Chẳng hạn nó bắt nguồn từ “codele-fische” hay “kodle-fische”. Ở Đức ngày nay, mực nang (cuttlefish) và mực ống (squid) đều được gọi là“tintenfische” nghĩa là “cá mực” (“ink-fish”). Tôi nghe nói rằng từ “fische” vốn đượcdùng để gọi tất cả các sinh vật sống dưới biển hay được bắt trong lưới đánh cá, chứkhông chỉ là cá. Dẫu sao, đó là tất cả những gì mà tôi biết về nguồn gốc của từ này.“Cá mực” cuttlefish hoàn toàn không phải là cá – mà là loài chân đầu cephalopod. Nhànghiên cứu về các loài chân đầu, tiến sĩ James Wood tổng kết ngắn gọn như thế này“bạch tuộc, mực ống, mực nang và ốc anh vũ thuộc về lớp Cephalopoda, nghĩa là “chânđầu”. Lớp này thuộc ngành thân mềm Mollusca, mà nó bao gồm cả các loài hai mảnhbivalves (sò, hến), chân bụng gastropod (ốc sên, sên biển), chân đào scaphopod (ốc ngà)và nhiều tấm vỏ polyplacophora (song kinh)”, tuy nhiên không giống như những loài họhàng của mình, các loài chân đầu chuyển động nhanh hơn nhiều, chủ động săn tìm thứcăn và dường như rất thông minh.Cấu tạoMực nang có 8 cánh tay, với hai hàng giác bám trên mỗi cánh tay, và hai vòi bắt mồi vớiít nhất hai hàng giác bám trên mỗi vòi. Đầu mỗi vòi có mấu, bao phủ đầy giác bám trongkhi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: