Danh mục

Nuôi Sò huyết (Anadara granosa)

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.85 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghề nuôi Sò huyết ở nước ta được bắt đầu từ năm 1990, tổng diện tích bãi triều nuôi Sò trên 2.000 ha tập trung ở vùng Kiên Giang, Bến Tre, Quảng Ninh, Trà Vinh và Ninh Thuận. Đến năm 1995, tổng sản lượng Sò huyết nuôi đạt 12.520 tấn và được nuôi chủ yếu là Kiên Giang (7.500 tấn), Quảng Ninh (5.000 tấn), và một phần nhỏ ở Thừa Thiên Huế (20 tấn).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi Sò huyết (Anadara granosa) Nuôi Sò huyết (Anadara granosa)Nghề nuôi Sò huyết ở nước ta được bắt đầu từ năm 1990,tổng diện tích bãi triều nuôi Sò trên 2.000 ha tập trung ởvùng Kiên Giang, Bến Tre, Quảng Ninh, Trà Vinh và NinhThuận. Đến năm 1995, tổng sản lượng Sò huyết nuôi đạt12.520 tấn và được nuôi chủ yếu là Kiên Giang (7.500 tấn),Quảng Ninh (5.000 tấn), và một phần nhỏ ở Thừa ThiênHuế (20 tấn). Phương pháp nuôi Sò chủ yếu là nuôi quảngcanh và bán thâm canh ở vùng triều có nền đáy là bùn cát.Nguồn giống được lấy từ vùng Kiên Giang và Quảng Ninh.Chu kỳ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ con giống. Với kích cỡSò khoảng 20.000-50.000 con/kg thì chu kỳ nuôi là 11-12tháng, nhưng với kích cỡ Sò lớn khoảng 100-200 con/kg thìchu kỳ nuôi chỉ 3-4 tháng. Mật độ nuôi trong khoảng 60-100 con/m2, năng suất nuôi đạt 6-8 tấn/ha. Kỹ thuật nuôi Sòtương đối đơn giản, đầu tư ít, giá thành thấp nhưng giá trịsản phẩm tương đối cao (khoảng 15 đến 25 ngàn đồng/kg).Hiện tại nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi thương phẩmchủ yếu khai thác từ tự nhiên. Việc sản xuất giống nhân tạochỉ mới dừng lại ở quy mô thí nghiệm chưa thể ứng dụngrộng rãi trong sản xuất.4.2.1. Điều kiện môi trường bãi Sò giống - Sò hương phân bố nhiều trên các bãi triều vùng cửasông trong Vịnh, vùng dưới trung triều số lượng rất nhiều1260 con/m2 trong khi vùng hạ triều 760 con/m2 và vùngcao triều 139 con/m2 (vì vùng cao triều, thời gian khô hạnkéo dài, vùng hạ triều thường gặp địch hại). - Trong cùng một vùng triều thì nơi nước chảy chậm íthơn nơi nước chảy nhanh. - Sò hương thích sống ở nơi có đáy bùn non hoặc bùncát. Vì vậy, chất đáy ở các bãi Sò hương nên là bùn cátxốp mịn, trên mặt bằng phẳng. - Khi ấu trùng Sò chuyển từ sống trôi nổi sang sốngbám cần một ít cát sỏi, mảnh vụn, vỏ Nghêu… để làm vậtbám. - Trong tự nhiên, ấu trùng Sò khi hết giai đoạn sốngphù du, ít thấy Sò con ở giai đoạn sống bám, sau khoảng 1tháng mới thấy Sò cỡ 1 mm ở vùng hạ triều. Điều đó chothấy, Sò có khả năng di chuyển mạnh ở thời kỳ sống bám.4.2.2. Phương thức khai thác giống - Trong mùa sinh sản dùng cào bằng gỗ, cào lớp bùntrên mặt và rửa nhẹ, dùng mắt thường nhìn thấy chỗ màuhơi phản quang đó là Sò hương. - Dụng cụ bắt Sò: vợt bằng lưới vải, gàu bằng tre, lướinilon, túi bằng sợi cước… - Khi vận chuyển Sò đến chỗ nuôi bằng thuyền và ôtô,nên vận chuyển vào mùa khô, tỷ lệ sống cao, tránh mưa vànắng. - Để giải quyết thiếu giống, có thể nuôi vỗ Sò bố mẹ,quản lý chăm sóc tốt để đến mùa sinh sản nâng cao sốlượng Sò con.4.2.3. Nuôi Sò hương thành giống - Chọn bãi nuôi Sò hương ở vùng trung triều đến hạtriều, trong Vịnh, ít sóng gió. Đáy có lớp bùn nhão dày trên10 cm, chênh lệch thủy triều ít nhất 1m, màu đất trên bềmặt bãi triều là lớp bùn vàng (là lớp tảo silic sống đáy),màu nước biển xanh lục. Quan sát hướng gió xem lớp bùnvàng có bị thổi bay đi không. Nếu trong thời gian nuôikhông thấy có hiện tượng đất đi là vị trí tốt. - Trước khi thả Sò ra nuôi, dùng cào gỗ cào bằng bãi,nếu thấy cso địch hại phải tìm cách diệt sạch. - Mật độ thả tuỳ kích thước Sò hương + Cỡ Sò 6 vạn con/kg nuôi với mật độ 18-22triệu/1000m2. + Cỡ Sò 4 vạn con/kg nuôi với mật độ 13-18triệu/1000 m2. + Cỡ Sò 2 vạn con/kg nuôi với mật độ 7-10triệu/1000m2. - Sau khi thả xong, kiểm tra lại bằng cách bốc mộtnắm bùn lên không có cảm giác là có Sò nhiều thì có thểthả bổ sung. - Sau khi triều rút, kiểm tra xung quanh bãi xem Sòlớn ra sao, mỗi ngày kiểm tra một lần khi triều lên, nếu thấycó địch hại thì phải diệt ngay. - Khi Sò lớn dần mật độ dày, cần san thưa. Từ Sòhương nuôi thành Sò giống phải san thưa ít nhất 4-5 lần, cỡ800 con/kg gọi là Sò giống, lúc này chuyển sang nuôi Sòthịt.4.2.4. Nuôi Sò thương phẩmCó hai hình thức nuôi Sò huyết chủ yếu: Nuôi ở bãi triềuhoặc ở đầm a) Nuôi ở bãi triều: Chọn bãi ở vùng hạ triều. Trướckhi thả nuôi nếu đáy cứng thì bừa qua 1 lần và san chobằng không có chổ trũng đọng nước, nếu ruộng to chiathành nhiều ô nhỏ theo hướng thuỷ triều, giữa các ruộngvới nhau cần đào mương cạn để đi lại quản lý. Cắm dănglưới xung quanh để bảo vệ vùng nuôi không cho Sò di độngkhỏi bãi nuôi. Thả giống: Cỡ 2-5 vạn con/kg thả 500-700con/m2, cỡ 500-800 con/kg thả 100-150 con/m2 . Chămsóc, quản lý: Trong quá trình nuôi cần vệ sinh đăng lưới,san thưa mật độ, tiến hành thu tỉa sau khi nuôi 3 - 4 tháng,kiểm tra đăng lưới nếu hư hỏng thì sửa chữa. Tăng cườngcông tác bảo vệ đặc biệt là khi gần thu hoạch. b) Nuôi ở đầm: Đầm có hình chữ nhật hay hình tròndiện tích khoảng 2 ha/đầm, bờ đắp bằng bùn trộn sét, độsâu đầm 1,2 – 1,5 m, chân bờ rộng 3,0 – 3,5 m, mặt bờ 2,0– 2,5 m. Bờ ở phía thuỷ triều lên nên đắp chắc chắn, phíatrong bờ là mương, cống nối liền với mương bên ngoài + Cải tạo đầm: Tháo cạn nước, nhặt sạch tạp, cày bừađáy, bón vôi 0,1 – 0,5 kg/m2, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: