Danh mục

NUÔI THÂM CANH TÔM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THEO MÔ HÌNH GAqP part 6

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 501.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguồn gốc và phân bố Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam. Hình thái cấu trúc Tôm chân trắng Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên lμ tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngư nên gọi tôm chân trắng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NUÔI THÂM CANH TÔM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THEO MÔ HÌNH GAqP part 6 Nguồn gốc và phân bố Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bốvùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô,vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước ĐôngÁ và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixiavà Việt Nam. Hình thái cấu trúc Tôm chân trắng Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên lμ tôm Bạc, bìnhthường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngư nên gọi tôm chân trắng.Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi cótới 5 - 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứhai. Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gaiđuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khitừ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dμi tới gai thượng vị. Có6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson (gaiđuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơnnhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hμm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3- 4 hμng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischialnằm ở đốt thứ nhất chân ngực. Tập tính sinh sống Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độsâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ởđộ mặn nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 320C, tuynhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 280C. 65 Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Songkhông đòi hỏi thức ăn có hμm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm chân trắng cótốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên.Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90-120 ngày. Là đốitượng nuôi quan trọng sau tôm sú. Hình 38: Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)3.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH TÔMĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THEO MÔHÌNH GAqP1. Xây dựng và cải tạo hệ thống nuôi1.1. Lựa chọn vị trí khu nuôi tômXây dựng khu nuôi và ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh cần lựa chọnvị trí thích hợp, nuôi có hiệu quả kinh tế, vị trí được ưu tiên thứ tự như sau:• Địa điểm vùng đất trên triều, có độ pH > 4, lý tưởng nhất phía trước khu vực nuôi tôm nên có rừng ngập mặn để lọc các chất ô nhiễm từ biển vào và lọc các chất thải ra từ các ao nuôi tôm ra. 66• Đất để xây dựng bờ và đáy ao, chúng ta cần phải chú ý nền đáy ao, đất không có nhiều chất hữu cơ như dễ cây rừng ngập mặn. Đất không xì phèn và phải giữ được nước, tốt nhất đất sét, đất sét pha cát.• Có nguồn nước mặn từ 5-30‰, có nguồn nước ngọt. Nguồn nước không ô nhiễm do nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp, sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng của thuốc trừ sâu.1.2. Xây dựng khu nuôi và ao nuôi tôm• Xây dựng một đơn nguyên nên có vùng diện tích tự nhiên trên 3 ha để bố trí mặt bằng tổng thể có hiệu quả và thuận tiện cho quản lý. Ao nuôi 50-60% diện tích. Ao lắng và ao xử lý nước 25-30% Kênh mương 9-10% Diện tích khác 5-10%.• Xây dựng hệ thống công trình nuôi tôm giữa các ao nên có hệ thống mương dẫn nước vào thoát nước ra độc lập.• Diện tích ao nuôi diện tích 4.000- 10.000m2 hình tròn, hình vuông, hính chữ nhật. Tốt nhất ao hình tròn, ao hình vuông và hình chữ nhật nên bo các góc, khi quạt nước tạo thành dòng chảy gom các chất thải vào giữa ao, dễ đưa ra ngoài lúc thay nước.• Độ sâu của ao là 2,0-2,5m (độ sâu của nước tốt nhất là 1,5-2,0m).• Khi đào ao cần chú ý cấu trúc của đất. Nếu ao có tầng phèn tiềm tàng nông, độ sâu ao nằm trên tầng phèn, nếu có điều kiện lót bạt xung quanh bờ ao và đáy ao. Khi đào ao chỉ cần lấy đất đắp bờ đủ độ cao, để ao nổi dễ thao tác và quản lý trong khi nuôi.• Khi nuôi thâm canh việc cấp nước chủ động bằng máy bơm. Bơm nước đủ công suất cho khu vực nuôi. 67• Cống xử dụng khi thu hoạch khẩu độ 1m. Cống sử dụng thay nước bằng ống nhựa PVC đường kính 300mm.• Toàn bộ khu nuôi tôm nên có rào chắn bằng lưới cước để chống các loại cua rừng ngập mặn bò vào ao nuôi, ao lắng, ao xử lý và kênh mương dẫn tiêu nước.1.3. Cải tạo ao nuôi tôm Trước và sau một vụ nuôi tôm: Tháo cạn, vét bùn (rửa đáy ao), phơi khô(hoặc rửa chua) và khử trùng ao với mục đích sau:• Diệt địch hại và sinh vật là vật chủ trung gian, sinh vật cạnh tranh thức ăn của tôm. như các loài cá dữ, cá tạp, giáp xác, côn trùng, ốc, sinh vật đáy.• Diệt sinh vật gây bệnh cho tôm, như các giống loài vi sinh vật: Virus, vi khuẩn, nấm và các loài ký sinh trùng.• Cải tạo ...

Tài liệu được xem nhiều: