Thông tin tài liệu:
Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm. a. Công trình Ruộng nuôi cần có bờ chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dể dàng cấp và tiêu nước. Thời gian ngập nước trên ruộng (10- 30...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúaNuôi tôm càng xanh trong ruộng lúaNuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọtvà Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranhdiện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất,nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa màcòn có sản phẩm tôm.a. Công trìnhRuộng nuôi cần có bờ chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâmnhập của địch hại, mặt ruộng thấp dể dàng cấp và tiêu nước. Thời gianngập nước trên ruộng (10- 30 cm) càng dài càng tốt để tôm có thời gianlên ruộng sinh trưởng nhưng cũng tùy theo giai đoạn phát triển của câylúa mà mức nước giữ sẽ khác nhau.Ruộng nuôi tốt nhất là hình chữ nhật diện tích từ 0.1- 1 ha, thôngthường 0.2-0.5 ha Mỗi ruộng có ít nhất là một cống sao cho thay đượccàng nhiều nước vào lúc nước rong thì càng tốt. Bên cạnh đó có thểdùng cống để thu thêm tôm giống từ bên ngoài vào.Hệ thống mương bao rất quan trọng đây sẽ là nơi trú của tôm lúc nhiệtđộ cao hay phun thuốc trừ sâu, mương bao có kích thước cỡ 2- 3 m (sâu1-2 m) dốc về phía cống, ngoài ra cũng nên đào thêm các mương phụtheo dạng bàn cờ rộng 1-1.5 m (sâu 0.8- 1 m) tổng diện tích mương sovới diện tích ruộng nên từ 15- 25 % là phù hợp.b. Kỹ thuật nuôiCải tạo ruộng nuôi: việc chuẩn bị ruộng để cấy vẫn tiến hành bìnhthường nhưng mương cần phải sên vét sau 2-3 vụ nuôi. Tiến hành tátcạn ao/mương, bón vôi, phơi đáy ao/mương như chuẩn bị cho ao nuôi.Đối với lúa có thể sạ hay cấy nhưng cấy thì tốt hơn vì tôm có thể dichuyển dễ dàng.Mùa vụ: trong năm có 2 vụ lúa chính là Đông- Xuân (tháng 11- 12 đếntháng 2- 3dl) và Hè- Thu (tháng 4-5 đến tháng 7-8 dl) tùy vùng mà tômnuôi có thể ghép với các vụ lúa khác nhau.Vụ Hè - Thu do có thời gian ngập ruộng dài nên tôm nuôi có thể tậndụng thời gian ngập ruộng sau khi thu hoạch lúa. Vụ này kéo dài từtháng 4- 5 dl đến tháng 10- 11 dl (7 tháng )Vụ Đông -Xuân do có thời gian khô đồng nên nuôi ghép tôm có khókhăn hơn vì thời gian nuôi ngắn, tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm.Tuy vậy một số vùng có cao trình mặt bằng thấp, chủ động được nướcthì có thể nuôi ghép được nhưng thời gian nuôi thường giáp năm (11tháng) đến vụ Đông -Xuân tiếp theo mới thu hoạch toàn bộ. Tôm giốngthả trong mương bao để ương và chuẩn bị cấy lúa, khi cấy xong dângmực nước lên cho tôm lên ruộngMật độ thả: ở ruộng nuôi do diện tích mương giới hạn nên mật độ thảthấp 3-4 con/ m2 (tôm giống 3-5 g/con) hay 0.5- 2 con/ m2 tùy theo khnăng bổ sung giống và thức ăn. Hiện nay, việc th tôm trong ruộng cùngvới cá khá phổ biến, thường mật độ thấp từ 1- 2 tôm /m2.Thức ăn, phương pháp cho ăn: kiểm tra tôm sử dụng thức ăn và trọnglượng tôm hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn, tiến hành như nuôitôm trong ao. Khẩu phần cho ăn chỉ cần 3% trọng lượng cơ thể sau mộttháng đối với tôm giống tự nhiên và sau 4 tháng đối với tôm bột vìtrong ruộng có nhiều thức ăn tự nhiên, mật độ thả thấp. Thức ăn nên rãinhiều điểm xung quanh mương hay trong sàng ăn đặt trong ao.Chăm sóc quản lý: nuôi tôm trong ruộng lúa cần phải chăm sóc, quản lýthật chặt chẽ vì nó liên quan đến việc canh tác lúa.Trao đổi nước thường xuyên, càng nhiều càng tốt nhưng cũng chú ýviệc kích thích tôm lột xác như nuôi trong ao. Vào ban đêm do các loạithực vật và rể lúa sử dụng oxy nên rất dể xảy ra tình trạng thiếu oxyvào buổi sáng, nếu có hiện tượng tôm nổi đầu vào buổi sáng thì cần tiếnhành trao đổi nước ngay.Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm vì nuôi tômtrong ruộng lúa địch hại có thể ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống và năngsuất của tôm.Việc phun thuốc trừ sâu cho lúa phải cẩn thận, thông thường rút hếtnước trên ruộng lúa cho tôm xuống mương và tiến hành phun thuốcnhằm tránh thuốc rơi xuống mương, sau 2-3 ngày dâng nước lên để tômtrở lại ruộng ăn bình thường.Mặt khác, cũng cần chú ý sử dụng các loại thuốc ít độc đối với tôm nhưDDVP, Basa, Azorin, Monitor và chọn các giống lúa kháng sâu rầy đểhạn chế việc phun thuốc.Thu hoạch: mặc dù thức ăn tự nhiên trong ruộng phong phú nhưng mậtđộ nuôi thấp nên tôm tăng trưởng nhanh ngược lại địch hại nhiều nênnăng suất thường thấp 100- 300 kg/ ha/vụ đối với vụ Hè - Thu và riêngđối với vụ Đông - Xuân thì thu tỉa thả bù.THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂNThức ăn cho tôm bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triểntốt, lột xác dể dàng. Có thể dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tépv.v...Thức ăn phải bảo đảm các thành phần dinh dưỡng như sau:Protein : 30-35 %Lipid : 3-5%Canxi : 2-3%Phospho : 1-1,5%Cellulose : 3-5%Khẩu phần ăn tính theo % trọng lượng thân, hay từng khoảng thời gianmột thay đổi hệ số 1 lần.Trong ruộng lúa chỉ cần cho ăn bằng 1/2 lượng thức ăn trong ao, vì tômcó thể ăn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa. Có thể dựa vào bảng 4 đểtính vào lượng thức ăn hàng ngày.Nếu dùng thức ăn tươi sống tăng lên 4-5 lần.Cho ăn ngày 2 lần vào 6h và 18h. Thức ăn được rải đều khắp ...