Danh mục

Nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất thường

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thay đổi bất thường về nhiệt độ, mưa bão và hạn hán đang gây thiệt hại đến nghề nuôi tôm. Hiểu về ảnh hưởng của thời tiết đến môi trường ao nuôi và quản lý được những thay đổi đó là cực kỳ quan trọng cho sự thành công của vụ nuôi.Vài năm gần đây, nghề tôm đã trải qua những thời điểm khó khăn, để có được mùa vụ thành công là thách thức thực sự đối với người nuôi. Ở Thái Lan, năm 2010, do ảnh hưởng của El Nino, thời tiết khô và nóng kéo dài đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất thườngNuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất thườngThay đổi bất thường về nhiệt độ, mưa bão và hạn hán đang gây thiệthại đến nghề nuôi tôm. Hiểu về ảnh hưởng của thời tiết đến môitrường ao nuôi và quản lý được những thay đổi đó là cực kỳ quantrọng cho sự thành công của vụ nuôi.Vài năm gần đây, nghề tôm đã trải qua những thời điểm khó khăn, để cóđược mùa vụ thành công là thách thức thực sự đối với người nuôi. ỞThái Lan, năm 2010, do ảnh hưởng của El Nino, thời tiết khô và nóngkéo dài đã gây ra đợt dịch bệnh phân trắng nghiêm trọng. Từ tháng08/2010, La Nina khiến thời tiết trở lạnh, khu vực nuôi tôm ở phía Đôngđã phải hứng chịu bệnh đốm trắng từ tháng 11/2010 đến nay. Tại TrungQuốc, từ năm 2010 đến đầu năm 2011, hơn 50% diện tích nuôi bị thiệthại do đã trải qua một mùa đông dài và tiếp theo hạn hán. Nuôi tôm ngàycàng khó khăn hơn ở Quảng Đông, Hải Nam và Phúc Kiến. Ở Việt Nam,đầu năm 2011, mưa lớn bất thường kéo dài gây dịch bệnh, tôm chết hàngloạt, thiệt hại hơn 60% ao tôm ở giai đoạn một tháng tuổi. Theo ngườinuôi tôm và các kỹ thuật viên có kinh nghiệm ở Thái Lan, Malaysia,Việt Nam và Trung Quốc, nguyên nhân chính do điều kiện thời tiết bấtthường.Mục tiêu của bài viết này giải thích những ảnh hưởng của biến đổi khíhậu đến môi trường ao tôm và đề xuất một số biện pháp giúp người nuôiứng phó với điều kiện thời tiết bất thường.Mưa và gióMưa và gió sẽ làm giảm pH, nhiệt độ, độ mặn, ôxy hoà tan và gây phântầng nước trong ao nuôi. Tôm sẽ tìm đến khu vực bùn dơ, bị ảnh hưởngbởi khí độc H2S, bơi lội lờ đờ và sức khoẻ yếu đi. Tôm dễ mẫn cảm hơnvới các vi khuẩn và virus gây bệnh, dẫn đến tôm chết.pHpH của nước mưa khoảng 6 – 7 và có thể thấp hơn nếu ở gần nhà máycông nghiệp. pH thấp có thể khiến tôm lột xác và làm rớt tảo trong ao.Giải pháp bằng cách rải vôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao để duy trì pHtrong lúc trời đang mưa hoặc bắp bờ cao ngăn chặn nước mưa chảyxuống ao (vì điều này có thể gây xáo trộn và tăng độ đục nước ao). Tómlại, người nuôi cần phải chú ý kiểm soát pH nước ao trong suốt mùamưa.Ôxy hoà tan thấpThường khi trời mưa, bầu trời sẽ có nhiều mây bao phủ. Tảo khôngnhững không cung cấp ôxy mà còn tiêu tốn ôxy. Sự phân tầng (do thayđổi về nhiệt độ và độ mặn) sẽ ngăn ôxy khuếch tán vào nước. Trongtrường hợp này, ôxy chỉ được cung cấp từ máy quạt nước.Giải pháp cần thiết phải duy trì hoạt động của tất cả máy quạt nước khitrời đang mưa. Nên bố trí công suất của máy quạt nước phù hợp với khốilượng tôm có trong ao, thường 1 mã lực (HP) sẽ cung cấp ôxy cho 400kg tôm (nếu quạt nước chạy điện 1 KW = 1,36 HP). Dựa vào đó, ngườinuôi ước lượng khối lượng tôm có trong ao để lắp đặt đủ số lượng máyquạt nước có công suất phù hợp. Nếu mưa kéo dài nhiều ngày, ngườinuôi cần phải đảm bảo thức ăn cho vào ao được tôm ăn hết. Nếu không,khi mưa chấm dứt và nhiệt độ tăng lên, lượng thức ăn còn thừa sẽ phânhủy nhanh tạo nhiều khí độc trong ao.Ngoài ra, vào buổi sáng trước khi cho tôm ăn, người nuôi cần phải biếtkhi nào tôm sẵn sàng bắt mồi bằng cách cho 200 g thức ăn vào trong nhá(sàn/vó) và đợi trong 20 phút. Nếu trong nhá hết thức ăn, khi đó ngườinuôi có thể bắt đầu cho tôm ăn. Nếu tôm không ăn hết, cần phải đợi vàkiểm tra lại lần nữa cho đến khi tôm sẵn sàng bắt mồi.Nhiệt độ thấpThông thường nhiệt độ thấp sẽ khiến tôm yếu tìm đến khu vực chất thảivì nhiệt độ ở đây ấm hơn. Và những con tôm này sẽ bị ảnh hưởng trựctiếp bởi khí độc tại đây. Lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm và nếu ngườinuôi không điều chỉnh phù hợp thì lượng thức ăn thừa sẽ là nguyên nhângây ô nhiễm nước ao sau mưa. Ngoài ra, khoảng cách giữa các lần choăn sẽ kéo dài hơn khi mà nhiệt độ trong ao thấp hơn. Trong thời giannày, hoạt động của vi sinh cũng giảm lại, khiến cho chất thải hữu cơ tíchtụ nhiều hơn. Đây sẽ là một quả bom hẹn giờ khi thời tiết bắt đầu nónglên.Giải pháp ở đây là điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhiệt độ (vuilòng xem chi tiết trong bài báo “Cho tôm ăn một cách có hiệu quả” trongBayerNews tháng 7). Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên rải vôi tôiCa(OH)2, hoặc vôi nung CaO vào khu vực chất thải để đuổi tôm ra khỏikhu vực này.Độ mặn giảmĐộ mặn giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của tômnuôi do phải điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Tôm bị sốc và dễ bị cảmnhiễm vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi. Điều này có thể giải quyết bằngcách tháo lớp nước bề mặt. Người nuôi cần bón khoáng, vôi hoặc muốiăn vào ao khi mưa kéo dài để duy trì hàm lượng khoáng, ổn định độkiềm giúp tôm lột xác. Vôi CaCO3 sẽ giúp duy trì độ kiềm, trong khi đóvôi CaO hoặc Ca(OH)2 sẽ giúp giữ pH thích hợp. Muối ăn nên được đặtvào bao thức ăn và treo cách đáy ao 10 cm.Gió to và tiếng động mạnhGió với tốc độ hơn 15 km/giờ có thể tạo sóng trên bề mặt và làm daođộng nước trong ao. Bình thường lớp bùn mỏng phủ phía trên chất thảiluôn được ôxy hoá bởi ôxy nên có màu ...

Tài liệu được xem nhiều: