Thông tin tài liệu:
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NÔNG DƯỢC & CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM1. 1. Tác động của sử dụng nông dược trên hệ sinh vật 1.1 Tác động đối với VSV và động vật đất 1.2 Tác động đối với côn trùng 1.3 Tác động đối với thực vật 1.4 Tác động đối với thủy sinh vật 2. 2. Sự ô nhiễm kim loại nặng từ việc sử dụng nông dược 2.1 Các nông dược có gốc thủy ngân. 2.2 Các nông dược có gốc Arsen 3. 3. Sự ô nhiễm nông dược ở nồng độ thấp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ô nhiễm đất - Phần 2 Nông dược và ô nhiễm đất - Chương 5Chương 5 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NÔNG DƯỢC & CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM1. 1. Tác động của sử dụng nông dược trên hệ sinh vật1.1 Tác động đối với VSV và động vật đất1.2 Tác động đối với côn trùng1.3 Tác động đối với thực vật1.4 Tác động đối với thủy sinh vật2. 2. Sự ô nhiễm kim loại nặng từ việc sử dụng nông dược2.1 Các nông dược có gốc thủy ngân.2.2 Các nông dược có gốc Arsen3. 3. Sự ô nhiễm nông dược ở nồng độ thấp4. 4. Các biện pháp canh tác hạn chế ô nhiễm nông dược trong đất5. Pháp chế đối với công nghiệp sản xuất nông dược1. Tác động của sử dụng nông dược trên hệ sinh vật Tác động của nông dược phần lớn có tính chuyên biệt. Một số sinh vật không là đối tượng xử lý vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của nông dược. 1.1 Tác động đối với VSV và động vật đất Các loài VSV hiện hữu trong đất rất đa dạng. Quần thể cuả VSV hiện hửu trong sự cân bằng động được tạo thành do tương tác giữa các tác nhân vô sinh và hữu sinh. Nếu sự cân bằng này bị xáo trộn do một loại nông dược, nó có thể ảnh hưởng đến chu trình của một số chất dinh dưỡng trong đất và đưa đến sự thay đổi của thành phẩm (thí dụ: VSV có liên quan đến sự cố định đạm, hoặc nitrat hoá, cũng như mycorrhiza, và nấm bệnh trên cây trồng).. Trong hầu hết trường hợp sự phân hũy chất hữu cơ do VSV phụ thuộc vào các tương tác với động vật đất.1.2 Tác động đối với côn trùng Côn trùng có thể gây nên thiệt hại hoa màu hoặc ngược lại là “thiên địch” đối với một số loài côn trùng có hại. Sự thụ phấn cho nhiều loại cây trồng, hoặc là thức ăn cho nhiều loài chim. Ngoài ảnh hưởng trưcû tiếp của thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ có thể tác hại gián tiếp đối với mật số côn trùng khi cỏ dại là nơi trú ẩn của côn trùng này.1.3 Tác động đối với thực vật Làm giãm số lượng và sự đa dạng sinh học của động, thực vật: Các loại cỏ dại mẫn cảm với thuốc trừ cỏ hiện nay chỉ hiện diện số l ượng ít; Số loài không mẫn cảm với thuốc trừ cỏ lại gia tăng. Một số loài có khuynh hướng kháng thuốc.1.4 Tác động đối với thủy sinh vật Thuốc trừ cỏ có thể gây độc cho hệ thống quang hợp của các lo ài thủy sinhở nồng độ phần triệu (ppm). Một số loại thuốc trừ cỏ khác có thể gây độc ở nồngđộ phần tỉ (ppb).5. 2. Sự ô nhiễm kim loại nặng từ việc sử dụng nông dược Các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ có gốc kim loại như: lưu huỳnh (S), chì(Pb), arsenic (Ar), thủy ngân (Hg), sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), nickel (Ni),sodium (Na), kẽm (Zn), và thiếc (...) đã được sử dụng để trừ dịch hại.2.1 Các nông dược có gốc thủy ngân. Có khoảng 20 thuốc trừ nấm bệnh có chứa thủy ngân, 8 chất có chứa gốc alkyl thuỷ ngân mà chất này có thể được phóng thích vào môi trường qua sự phân hũy. Các nông dược alkyl thủy ngân có khả năng gây nên sự tăng nồng độ thủy ngân trong cơ thể sinh vật qua các chuổi thức ăn (biomagnification).2.2 Các nông dược có gốc Arsen Gần đây, các nông dược có chứa gốc arsen được sử dụng rộng rãi như: thuốc trừ côn trùng trên cây bông vải, thuốc làm rụng lá, trong phụ gia thức ăn gia súc, bảo quản gỗ, và thuốc trừ cỏ. May mắn là các arsen vô cơ nhanh chóng chuyển thành bất động trong hầu hết các loại đất do sự hình thành các muối sắt và nhôm không hoà.6. 3. Sự ô nhiễm nông dược ở nồng độ thấp Sự phân hủy sinh học các chất ở những nồng độ thấp (Alexander, 1985): (a) Tiêu chuẩn về chất lượng nước đối với chất gây ô nhiễm thường thấp hơn 0,1 ppb; (b) Nhiều độc chất có thể gây hại ở nồng độ ppb, một số chất có thể gây hại ở hàm lượng vết; (c) Một chất có thể không độc ở trong nước hay ở ngoài tế bào vi sinh vật đất, nhưng có thể gây hại do hiện tượng tích lũy sinh học cho những loài; (d) Hương vị của nước khoáng có thể bị ảnh hưởng do sự hiện diện của một chất nào đó ở nồng độ ng/ml.7. 4. Các biện pháp canh tác hạn chế ô nhiễm nông dược trong đất IPM (Intergrated Pest Management): Chỉ sử dụng nông dược khi a. a. cần thiết, do đó cần có sự theo dõi và quan sát chặt chẻ hiện tượng sâu bệnh, cỏ dại ngoài đồng để có biện pháp xữ lý tối ưu. Cày xới: Có thể làm giảm dư lượng của nông dược do: b. b. Phơi nắng lớp đất bên dưới do xới xáo làm tăng sự phân hũy - - quang hoá. Hoạt động phân hũy của VSV đất gia tăng do tăng thoáng khí. - - Tưới nước: Nông dược phóng thích từ keo sét sẽ bị VSV phân c. c. hủy Bón phân hữu cơ: làm tăng hoạt động của VSV. vì thế sẽ tăng tốc d. d. độ phân hủy nông dược. Liều lượng sử dụng: sử dụng nông dược theo lượng khuyến cáo sẽ e. e. giảm thiểu dư lượng trong đất8. 5. Pháp chế đối với công nghiệp sản xuất nông dược Trước khi một loại nông dược mới được cho phép đưa vào sử dụng: Thông tin đầy đủ các đặc tính của nông dược để có thể ước lượng những lợi, hại tiềm tàng của nó. Khuyến cáo và mô tả kỹ lưởng về liều lượng sử dụng, xử lý chai đựng nhằm mục đích giãm thiểu ô nhiễm môi trường. . Các thông tin cần thiết được qui định cho các nhà sản xuất nông dược: ...