Danh mục

Ôn tập 9 câu hỏi Lý luận nhà nước và pháp luật

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.42 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự hình thành, bản chất, giá trị xã hội, các thuộc tính cơ bản của pháp luật. Sự hình thành: - Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin, trong xã hội Cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật nhưng như mọi xã hội,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn tập 9 câu hỏi Lý luận nhà nước và pháp luật Ôn tập 9 câu hỏi Lý luận nhà nước và pháp luật Câu 1: Sự hình thành, bản chất, giá trị xã hội, các thuộc tính cơ bản của phápluật. 1. Sự hình thành: - Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin, trong xã hội Cộng sản nguyênthủy chưa có pháp luật nhưng như mọi xã hội, xã hội cộng sản nguyên thủy cũng cần đếntrật tự, ổn định để tồn tại và phát triển, từ đó xuất hiện những quy tắc xử sự chung. Đâychính là những quy tắc xã hội bao gồm tập quán và các tín điều tôn giáo. Tập quán xuấthiện một cách tự phát, dần dần được cộng đồng thị tộc, bộ lạc chấp nhận và trở thành quytắc xử sự chung mang tính chất đạo đức và xã hội. Quy phạm xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy có đặc điểm: + Thể hiện ý chí phù hợp với lợi ích của tòan thể thị tộc, bộ lạc. + Chúng điều chỉnh cách xử sự của những con người liên kết với nhau theotinh thần hợp tác, giúp đỡ. + Chúng được thực hiện một cách tự nguyện theo thói quen của từng thànhviên thị tộc, bộ lạc. Tuy nhiên, vẫn có sự cưỡng chế trong trường hợp chúng bị vi phạm nhưng sựcưỡng chế không phải do một bộ máy đặc biệt của xã hội nguyên thủy thực hiện mà dotoàn thị tộc tự tổ chức. - Các quy phạm này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nguyên thủy- xã hộichưa có tư hữu và giai cấp. Khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia giai cấp có lợi íchđối lập nhau. Các tập quán không còn phù hợp vì tập quán thể hiện ý chí chung và bảovệ lợi ích của mọi thành viên trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc. Tầng lớp có của luôn hướnghành vi của mọi người phù hợp với lợi ích của riêng họ. Lợi dụng địa vị xã hội, họ giữcác tập quán có lợi, vận dụng, biến đổi nội dung các tập quán sao cho phù hợp với ý chícủa giai cấp thống trị nhằm mục đích củng cố và bảo vệ một trật tự xã hội mà họ mongmuốn. Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các quy tắc tập quán đã bị biến đổi trở thànhnhững quy tắc xử sự chung. Con đường thứ nhất hình thành pháp luật. - Mặt khác, những quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp mới phát sinh trong quátrình phát triển của xã hội đặt ra yêu cầu phải có những quy tắc mới để điều chỉnh. Tổchức quyền lực mới ra đời( nhà nước) đã tiến hành hoạt động xây dựng các quy tắc xử sựmới trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều quyết định của tòaán và cơ quan hành chính được coi là những quy tắc xử sự chung có tính chất bắt buộc.Hệ thống pháp luật được hình thành dần dần cùng với việc thiết lập và hòan thiện bộ máynhà nước. Nhà nước ban hành nhiều văn bản nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy địnhđặc quyền của giai cấp thống trị trong xã hội. Con đường thứ 2 hình thành pháp luật. Xuất phát từ nguồn gốc trên, pháp luật không thể được mọi thành viên trong xãhội có giai cấp thực hiện một cách tự giác. Vì vậy, nhà nước có một bộ máy chuyêncưỡng chế, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh. Quy tắc xử sự mới ra đời- quy tắc pháp luật- là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chícủa giai cấp thống trị do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằngcưỡng chế nhà nước. 2. Bản chất. - Bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp của nó. Biểu hiện: + Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội,nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị.Do nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thểhiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất thành ý chí của nhà nước. ýchí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành. + Tính giai cấp còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.Trong xã hội có giai cấp, sự điều chỉnh pháp luật trước hết nhằm mục đích điều chỉnh cácquan hệ giai cấp. Pháp luật chính là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hộinhằm định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phùhợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Phápluật là công cụ thể hiện sự thống trị giai cấp. -Bản chất giai cấp của pháp luật luôn là vấn đề hàng đầu khi nghiên cứu pháp luậtcủa một kiểu nhà nước. Sự biểu hiện tính giai cấp trong các kiểu pháp luật khác nhaukhông giống nhau. + Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô, do giai cấp này đặtra trước hết vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn củachủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ. + Tính giai cấp của pháp luật tư sản thì không dễ nhận thấy. Trongpháp luật tư sản có nhiều quy định về quyền tự do, dân chủ, làm nhiều người lầm tưởngpháp luật tư sản là phápluật chung của xã hội, không mang tính giai cấp, do nhân dân xâydựng và vì lợi ích của nhân dân. Thực chất, pháp luật t ...

Tài liệu được xem nhiều: