Ôn thi CPA 2009 môn Thuế và quản lý thuế nâng cao
Số trang: 130
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.62 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyên đề 3
Thuế và quản lý thuế nâng cao
1. Những vấn đề chung về thuế 1.1. Nguồn gốc của thuế Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một sự cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Để có nguồn lực vật chất bảo đảm cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn thi CPA 2009 môn Thuế và quản lý thuế nâng cao Chuyên đề 3 Thuế và quản lý thuế nâng cao 1. Những vấn đề chung về thuế 1.1. Nguồn gốc của thuế Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một sự cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Để có nguồn lực vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để huy động một bộ phận của cải của xã hội. Việc huy động tập trung nguồn của cải xã hội vào trong tay Nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: đóng góp bắt buộc, vận động dân đóng góp tự nguyện hoặc vay, trong đó, biện pháp huy động, tập trung của cải có tính bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế. Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời một khác. Trong chế độ phong kiến và giai đoạn đầu của nhà nước tư sản thuế đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng, an ninh. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1933, vai trò của Nhà nước đã có sự thay đổi: Nhà nước cần can thiệp vào hoạt động kinh tế bằng cách lập ra các chương trình đầu tư lớn và thực hiện tái phân phối tổng sản phẩm xã hội thông qua công cụ ngân sách nhà nước. Lúc này, thuế được Nhà nước sử dụng như là một công cụ để điều chỉnh nền kinh tế. Cùng với việc mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành một công cụ quan trọng, có hiệu quả của nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước, Mác viết “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước1”. Ang-ghen cũng đã viết: “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế má2”. Tóm lại, điểm qua quá trình phát triển của xã hội cho thấy: thuế và Nhà nước là hai phạm trù lịch sử gắn bó hữu cơ với nhau: Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế; ngược lại, thuế bảo đảm cơ sở vật chất cho sự hoạt động và phát triển của Nhà nước. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện. Theo các nhà kinh điển, “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của 1 Mác-Ang-ghen tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1961, tập 2. 2 Ang-ghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1962. 1 đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế3”. Nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công4” đã đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước”. Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”. Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Như vậy, đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu khái niệm về thuế cần chú ý các đặc điểm sau: - Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền: Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. - Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực: Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, được thực hiện thông qua con đường quyền lực Nhà nước (qua hệ thống pháp luật thuế). Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn thi CPA 2009 môn Thuế và quản lý thuế nâng cao Chuyên đề 3 Thuế và quản lý thuế nâng cao 1. Những vấn đề chung về thuế 1.1. Nguồn gốc của thuế Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một sự cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Để có nguồn lực vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để huy động một bộ phận của cải của xã hội. Việc huy động tập trung nguồn của cải xã hội vào trong tay Nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: đóng góp bắt buộc, vận động dân đóng góp tự nguyện hoặc vay, trong đó, biện pháp huy động, tập trung của cải có tính bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế. Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời một khác. Trong chế độ phong kiến và giai đoạn đầu của nhà nước tư sản thuế đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng, an ninh. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1933, vai trò của Nhà nước đã có sự thay đổi: Nhà nước cần can thiệp vào hoạt động kinh tế bằng cách lập ra các chương trình đầu tư lớn và thực hiện tái phân phối tổng sản phẩm xã hội thông qua công cụ ngân sách nhà nước. Lúc này, thuế được Nhà nước sử dụng như là một công cụ để điều chỉnh nền kinh tế. Cùng với việc mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành một công cụ quan trọng, có hiệu quả của nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước, Mác viết “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước1”. Ang-ghen cũng đã viết: “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế má2”. Tóm lại, điểm qua quá trình phát triển của xã hội cho thấy: thuế và Nhà nước là hai phạm trù lịch sử gắn bó hữu cơ với nhau: Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế; ngược lại, thuế bảo đảm cơ sở vật chất cho sự hoạt động và phát triển của Nhà nước. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện. Theo các nhà kinh điển, “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của 1 Mác-Ang-ghen tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1961, tập 2. 2 Ang-ghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1962. 1 đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế3”. Nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công4” đã đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước”. Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”. Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Như vậy, đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu khái niệm về thuế cần chú ý các đặc điểm sau: - Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền: Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. - Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực: Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, được thực hiện thông qua con đường quyền lực Nhà nước (qua hệ thống pháp luật thuế). Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 190 0 0
-
6 trang 180 0 0
-
Lý thuyết kiểm toán căn bản: Phần 2
163 trang 166 0 0 -
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 149 0 0 -
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 2- HÀNG TỒN KHO
6 trang 127 0 0 -
117 trang 114 0 0
-
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 trang 113 0 0 -
112 trang 105 0 0
-
9 trang 93 0 0
-
Phân tích cơ bản - vàng và ngoại tệ
42 trang 90 0 0