Danh mục

Ôn thi đại học môn văn –chuyên đề về tác gia Nguyến Ái Quốc

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.33 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập Chuyên đề này giúp các em có những kiến thức cơ bản và xử lí các dạng đề liên quan tới tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn thi đại học môn văn –chuyên đề về tác gia Nguyến Ái Quốc Ôn thi đại học môn văn –phần 23Chuyên đề : Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Tuyên ngônđộc lậpChuyên đề này giúp các em có những kiến thức cơ bản và xử lícác dạng đề liên quan tới tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minhvà tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.Những đặc điểm nào trong cuộc đời đã ảnh hưởng tới sự nghiêpvăn chương của Bác? Quan điểm sáng tác xuyên suốt các tácphẩm là gì? Phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc – Hồ ChíMinh có gì đặc biệt? Tại sao Tuyên ngôn độc lập được coi là mộttrong những tác phẩm chính luận xuất sắc?II. KIẾN THỨC CƠ BẢNA. NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH1. Cuộc đời (1890- 1969)+ Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An > Giàu truyền thống yêu nước.+ Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước.+ Học vấn: thủa bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ vàtiếng Pháp > Am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (TrungQuốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) > hai dòngphương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch vănchương.+ Quá trình hoạt động cách mạng:• 1911: ra đi tìm đường cứu nước.• 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viếtbáo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoànkết các dân tộc thuộc địa.• 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, TháiLan.• 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ởcác nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.• 2- 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…- Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản vănhọc quí giá.2. Sự nghiệp sáng táca. Quan điểm sáng tác+ Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cách mạng, nhà vănlà người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng(“Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xungphong, “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em làchiến sĩ trên mặt trận ấy.”…)+ Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc:- Tính chân thật: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực.- Tính dân tộc: nội dung hướng vào đời sống cách mạng toàn dântộc, hình thức ngôn ngữ trong sáng, phát huy “cốt cách dân tộc”,đồng thời đề cao sự sáng tạo.+ Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyếtđịnh nội dung và hình thức tác phẩm. Bác luôn đặt 4 câu hỏi: Viếtcho ai (Đối tượng)? Viết đề làm gì (Mục đích)? Viết cái gì(Nộidung)? Viết như thế nào (Hình thức)?- Tóm lại+ Quan điểm sáng tác được thực thi, thể hiện nhuần nhuyễn, linhhoạt trong tất cả các tác phẩm của Người.+ Hệ thống quan điểm nghệ thuật đúng đắn, có giá trị, thể hiệntầm vóc tủ tưởng của một nhà văn lớn.b. Sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật+ Nhận định chung về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:- Độc đáo, đa dạng- Bắt nguồn từ:• Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt độngcách mạng, chịu ảnh hưởng và chủđộng tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.• Quan điểm sáng tác.+ Văn chính luận:- Cơ sở: khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giácngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dântộc qua những chặng đường lịch sử.- Phong cách: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽđanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đadạng về bút pháp.- Tác phẩm tiêu biểu:• Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo đanh thép tội áccủa thực dân Pháp ở thuộc địa, lay động người đọc bởi tính chânthực của các sự việc; tính chân xác của các dẫn chứng; chất sắcsảo, trí tuệ của nghệ thuật châm biếm, đả kích; tính mãnh liệt củatình cảm.• Tuyên ngôn độc lập (1945): công bố với toàn thể dân tộc và thếgiới sự ra đời của nước Việt Nam độc lập; bố cục ngắn gọn, súctích; lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực;ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm; thể hiện những tình cảmcao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân, nhân loại…• Các tác phẩm khác: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946),Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…+ Truyện và kí- Mục đích:• Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thựcdân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến hèn nhát liếm giầyxâm lược.• Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thốnganh dũng bất khuất của dân tộc.- Phong cách: Chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật tràophúng vùa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hướchóm hỉnh của phương Tây.- Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành(1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…+ Thơ ca: thể hiện sâu sắc nhất phong cách đa dạng độc đáo củaHồ Chí Minh.- Nhật kí trong tù:• Mục đích: sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giamTưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943 > “ngày dàingâm nguội cho khuây”.• Nội dung: ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy tainghe trong nhà tù và trên đường ...

Tài liệu được xem nhiều: