Danh mục

Phân khúc khách hàng mua sắm tại trung tâm thương mại: Nghiên cứu điển hình thị trường Hà Nội

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 835.93 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết này nhằm phát hiện những phân khúc khách hàng mua sắm tại trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó giúp cho các nhà quản trị trung tâm thương mại lựa chọn khách hàng mục tiêu và tìm ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân khúc khách hàng mua sắm tại trung tâm thương mại: Nghiên cứu điển hình thị trường Hà Nội PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG MUA SẮM TẠI TRUNG T M THƢƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI PGS.TS. Vũ Huy Thông Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Thị Hạnh Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Trong lĩnh vực bán lẻ, phân khúc khách hàng sẽ giúp các nhà bán lẻ tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng của mình từ đó họ sẽ tập trung nguồn lực nhằm phục vụ tốt nhất cho nhóm khách hàng này. Bài viết với mục tiêu phát hiện phân khúc khách hàng mua sắm tại trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên quan điểm mua sắm của họ, đồng thời bài viết sẽ vận dụng mô hình trung tâm thương mại ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hành để làm rõ hơn đặc điểm và sự khác biệt của các phân khúc khách hàng. Kết quả nghiên cứu 495 người cho thấy có 2 phân khúc khách hàng được hình thành tại trung tâm thương mại: phân khúc mua sắm giải trí và phân khúc mua sắm bắt buộc. Từ khoá: phân khúc khách hàng, trung tâm thươngmại ABSTRACT Regarding retail businesses, customer segmentation is one of importances in assisting retailers to hunt for target customers, thereby mobilizing their resources to provide these customers with the best services. This paper aims to find customer segmentations in shopping centres in Hanoi, based on their shopping perspectives. Besides, it also applies the model of shopping centres affecting customers' emotions in order to highlight features and differences of customer segmentations. The result shows 495 people consider that there exist two customer segmentations appearing in shopping centres, i.e. recreational segmentation and practical segmentation. Keywords: Customer segmentation, Shopping Centres in Hanoi 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, mua sắm trong bán lẻ đã là chủ đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu trên thế giới (Store, 1954; Martineau, 1958). Kết quả những nghiên cứu này đã phát hiện nhiều quan điểm mua sắm khác nhau, có thể coi mua sắm là giải trí nhưng nhiều người coi mua sắm như công việc họ phải hoàn thành. Các nghiên cứu sau này đã phân khúc khách hàng dựa trên cảm nhận và quan điểm của họ đối với mua sắm, kết quả nghiên cứu đã phát hiện nhiều phân khúc khách hàng như mua sắm phi giải trí, mua sắm giải trí, đam mê mua sắm, (Bellenger và Korgaonkar 1980; Guiry và Lutz, 2000; Sit và cộng sự, 2003; El- ldy 2007;…), tùy theo từng bối cảnh nghiên cứu mà hình thành các phân khúc khách hàng khác nhau. Trên thực tế, trung tâm thương mại (TTTM) luôn mong muốn thu hút khách hàng đại chúng, tuy nhiên không phải TTTM nào cũng đủ nguồn lực để thỏa mãn đồng thời toàn bộ phân khúc khách hàng. Vì vậy, các nhà quản lý TTTM cần xác định rõ phân khúc khách hàng tiềm năng của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp từ chủng loại hàng hóa, giá cả, 669 chương trình khuyến mại, truyền thông, dịch vụ bổ sung,… Mục tiêu của bài viết này nhằm phát hiện những phân khúc khách hàng mua sắm tại TTTM trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó giúp cho các nhà quản trị TTTM lựa chọn khách hàng mục tiêu và tìm ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với thị trường bán lẻ đã mở cửa hoàn toàn theo cam kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, thu hút sự tham gia của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như eon Mall; tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan; tập đoàn Central Group của Thái Lan; 7 Eleven,… Đây có thể coi là cơ hội phát triển cho thị trường bán lẻ ở Việt Nam tuy nhiên cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Những thay đổi tích cực của thị trường bán lẻ trong giai đoạn vừa qua đã tác động không nhỏ đến xu hướng tiêu dùng, phương thức mua sắm của người dân và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động phân phối của các nhà sản xuất, bán lẻ. Xét riêng Hà Nội, theo báo cáo của Cục Thống kê năm 2019, dân số trung bình hơn 8.093 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2018, trong đó cư dân thành thị chiếm 49,2% (3,982 triệu người). Lực lượng lao động là 4,13 triệu người, trong đó người lao động ở độ tuổi 15 trở lên là 4,05 triệu bao gồm khu vực thành thị 1,89 triệu, khu vực nông thôn 2,06 triệu người. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2019 tăng 7,62%, GRDP bình quân đầu người là 120,1 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2018. Chỉ số CPI bình quân tăng 3,77% so với năm 2018. Mặt khác, là thủ đô của Việt Nam, vì thế Hà Nội luôn là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Năm 2019 vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội tăng 13,5% so với năm 2018. Tính riêng thị trường bán lẻ, tháng 4/2019, có 454 chợ truyền thống, 23 TTTM, 134 siêu thị, 1.400 cửa hàng tiện lợi và 8.741 website, ứng dụng TMĐT (theo thống kê của Sở Công thương). Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2019 đạt 348,9 nghìn tỷ đồng và tăng 13,9% so với năm 2018. Đối với loại hình bán lẻ TTTM, cho thấy sự xuất hiện của nhiều TTTM hiện đại và sang trọng với xu hướng chuyển đổi từ tập trung bán lẻ sang trải nghiệm giải trí toàn diện cho khách hàng, làm thay đổi cấu trúc thị trường bán lẻ của Hà Nội và góp phần hình thành phương thức mua sắm hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập thế giới. Ngày nay, đi TTTM đồng nghĩa với việc đi chơi, vì vậy ngày càng có nhiều bạn trẻ, nhiều gia đình lựa chọn TTTM làm điểm đến để thỏa mãn đa dạng nhu cầu từ mua sắm hàng hóa nhu yếu phẩm hằng ngày, tới hàng hóa thời trang hoặc vui chơi giải trí. Họ là những người ...

Tài liệu được xem nhiều: