Danh mục

Phân lập nấm Chaetomium globosum từ lá cây ớt ngọt (Capsicum annuum L.)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 728.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phân lập nấm Chaetomium globosum từ lá cây ớt ngọt (Capsicum annuum L.) khảo sát sự có mặt của một số chủng nấm nội sinh lá, cụ thể là ở cây ớt ngọt với mong muốn tìm được chủng nội sinh có lợi để ứng dụng như tác nhân kiểm soát sinh học thay thế thuốc diệt nấm hoá học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập nấm Chaetomium globosum từ lá cây ớt ngọt (Capsicum annuum L.) PHÂN LẬP NẤM CHAETOMIUM GLOBOSUM TỪ LÁ CÂY ỚT NGỌT (Capsicum annuum L.) Đặng Khánh Hoàng Minh Đăng*, Phạm Đăng Hoàng Hà, Lý Thị Bích Ngân *Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Hoài HươngTÓM TẮTMẫu lá cây ớt ngọt từ một nông trại tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng sau khi thu nhận và vận chuyển vềphòng thí nghiệm của Viện Khoa học Ứng dụng thì đã được tiến hành phân lập và làm thuần. Các chủng nấmnày tiếp tục được nuôi cấy trên môi trường thạch dextrose khoai tây (PDA) để quan sát hình thái khuẩn lạc vàđánh giá đặc điểm sợi nấm dưới kính hiển vi quang học với vật kính 40x và 100x. Trong số chín chủng nấmđược khảo sát thì có một chủng là V142 nghi ngờ thuộc chi Chaetomium. Để có thể khẳng định thì chủng nàyđã được đi định danh bằng cách giải trình tự gen 18S và ITS theo phương pháp Sanger; tiếp sau đó là so sánhDNA thu được với cơ sở dữ liệu trên Ngân hàng Gen (GenBank) tại the National Center for BiotechnologyInformation (NCBI). Kết quả cho thấy chủng nấm được xác định là Chaetomium globosum với độ tương đồng99,87%.Từ khoá: ớt ngọt, nấm nội sinh, Chaetomium globosum, phương pháp Sanger.1. GIỚI THIỆUTrong nông nghiệp, sâu hại và mầm bệnh làm giảm năng suất cây trồng hàng năm trên toàn cầu ước tính từ 30đến 50%, đây là một tổn thất cần phải đấu tranh để đảm bảo an ninh lương thực cho dân số ngày càng tăng(Grabka. R et al., 2022). Hiện nay, người nông dân vẫn thường sử dụng các thuốc diệt nấm hoá học như mộtbiện pháp phòng ngừa và điều trị để kiểm soát các mầm bệnh thực vật (J.H. Park et al., 2005). Tuy nhiên, giảipháp này đang ngày càng để lộ nhiều hạn chế khi mà việc sử dụng bừa bãi và quá mức đã dẫn đến tình trạng ônhiễm môi trường, tính kháng thuốc ở một số mầm bệnh. Bên cạnh đó là nhu cầu của người tiêu dùng về cácsản phẩm hữu cơ cũng dần một tăng. Do đó, việc tìm ra một giải pháp an toàn hơn nhằm thay thế các thuốcdiệt nấm hoá học là rất cần thiết. Trong số đó thì các vi khuẩn nội sinh có lợi được sử dụng như một tác nhânkiểm soát sinh học để bảo vệ cây trồng, hiện đang nhận được nhiều sự chú ý. Vì chúng có thể thúc đẩy sự pháttriển của thực vật và bảo vệ chống lại sâu hại và mầm bệnh thông qua các cơ chế khác nhau như tiết ra các hợpchất thứ cấp nhằm ngăn chặn hoặc giảm tác động tiêu cực từ mầm bệnh; cạnh tranh về dinh dưỡng và nơi sốngvới mầm bệnh; một số còn có đặc tính thúc đẩy tăng trưởng giúp cây khoẻ mạnh hơn (Grabka. R et al., 2022)và Chaetomium globosum là một trong số đó. Khi đã có báo cáo cho thấy rằng có thể sử dụng chúng như một 467tác nhân đối kháng tiềm năng với các mầm bệnh thực vật khác nhau mà phần lớn có nguồn gốc từ đất và hạtgiống (J.H. Park et al., 2005). Tuy nhiên, các nghiên cứu những năm gần đây về quần xã nội sinh có liên quanđến các loài thực vật khác nhau đã chỉ ra rằng sự đa dạng của nấm nội sinh cư trú bên trong thực vật phần lớnbị đánh giá thấp (Grabka. R et al., 2022). Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát sự có mặt củamột số chủng nấm nội sinh lá, cụ thể là ở cây ớt ngọt với mong muốn tìm được chủng nội sinh có lợi để ứngdụng như tác nhân kiểm soát sinh học thay thế thuốc diệt nấm hoá học.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1 Vật liệuNguồn phân lập: mẫu lá cây ớt ngọt được thu nhận từ một nông trại trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh LâmĐồng.2.2 Phương pháp2.2.1 Phân lập nấm nội sinhDựa theo kỹ thuật cải tiến của Petrini (1992), mẫu lá sau khi thu nhận được rửa sạch dưới vòi nước máy để loạibỏ bụi bẩn. Dùng dao vô trùng cắt nhỏ lá ra thành từng miếng có kích thước 5 x 5 mm. Sau đó, các mẫu lá nàyđược khử trùng lần đầu bằng cồn 70% và lần hai bằng dung dịch NaClO 1%; mỗi lần được thực hiện trongvòng 2 - 3 phút. Tiếp đến là tráng lại 3 lần trong nước cất vô trùng và để khô trên giấy lọc vô trùng trước khicấy lên môi trường PDA (Hernawati et al., 2011) có bổ sung 0,5 g/L Chloramphenicol đã được hấp tiệt trùng.Ủ lá ở nhiệt độ phòng trong vòng 5 - 7 ngày và quan sát sự hình thành tơ nấm từ rìa lá.2.2.2 Cấy truyềnQuan sát các đĩa phân lập khi thấy trong môi trường xuất hiện nhiều tản nấm có hình dạng, màu sắc và kíchthước khác nhau thì phải tách riêng từng dạng tản nấm ra để làm thuần bằng cách cắt một miếng thạch nhỏ cókích thước 2 × 2 mm từ rìa mỗi tản nấm. Sau đó, cấy chúng sang một đĩa khác chứa môi trường PDA. Khi tảnnấm mọc từ các miếng cấy đạt đến khoảng 5 mm thì tiến hành cấy truyền tiếp qua đĩa có môi trường PDA mớibằng cách dùng que cấy lấy một ít sợi nấm từ tản nấm cấy vào giữa đĩa. Ủ ở nhiệt độ phòng trong vòng 2 - 4ngày. 4682.2.3 Làm thuầnChuẩn bị đĩa petri chứa môi trường ½ PDA mà độ nghiêng của một bên đĩa cao hơn phía còn lại khoảng 1 mm.Dùng cây đục lỗ thạch đường kính 5 mm lấy một miếng nấm từ đĩa cấy truyền đặt vào phần dày hơn của đĩamôi trường ½ PDA. Sau 3 ngày thì soi đĩa dưới nguồn sáng để tìm sợi nấm. Lưu ý chọn ở vị trí sợi nấm mọcthưa thớt và dùng que cấy dẹp cắt miếng thạch chứa sợi nấm đó đặt qua môi trường PDA mới. Ủ ở nhiệt độphòng trong vòng 5 - 7 ngày để quan sát hình thái khuẩn lạc.2.2.4 Quan sát hình thái sợi nấmSử dụng phương pháp phòng ẩm để đánh giá đặc điểm hình thái sợi nấm khảo sát. Trước tiên cần phải chuẩnbị lame, lamelle và đĩa petri phi 10 có lót giấy lọc đã được hấp tiệt trùng; tiếp theo là đổ một lớp mỏng (khoảng1 cm) môi trường PDA lên một đĩa petri phi 9. Sau đó dùng dao mổ vô trùng cắt thạch thành từng khối vuông(1 x 1 cm) và đặt lên lame sau đó dùng que cấy vòng lấy một ít sinh khối nấm cấy vào bốn cạnh của miếngthạch, dùng kẹp vô trùng đặt lamelle lên trên, nhỏ một ít nước cất vô trùng cho thấm ướt giấy lọc. Đậy đĩa petrilại và ủ ở nhiệt ...

Tài liệu được xem nhiều: