Danh mục

Phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng sinh enzyme ngoại bào, đối kháng vibrio spp.

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 783.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn từ các ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có khả năng sinh enzyme ngoại bào và đối kháng với Vibrio spp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng sinh enzyme ngoại bào, đối kháng vibrio spp. TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18, Số 6 (2021): 1016-1027 Vol. 18, No. 6 (2021): 1016-1027 ISSN: 2734-9918 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG SINH ENZYME NGOẠI BÀO, ĐỐI KHÁNG VIBRIO SPP. Tô Đình Phúc1*, Nguyễn Thúy Hương2, Phạm Thị Thu Đan3, Trương Thị Mỹ Phượng1 1 Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Liên Hiệp Phát, Việt Nam Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 3 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Tô Đình Phúc - Email: todinhphuc00co@yahoo.com Ngày nhận bài: 23-12-2020; ngày nhận bài sửa: 16-5-2021;ngày duyệt đăng: 08-6-2021TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn từ các ao nuôitôm thẻ chân trắng ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có khả năng sinh enzyme ngoại bào và đốikháng với Vibrio spp. Có tất cả 26 chủng xạ khuẩn được phân lập, trong đó 5 chủng TM1, TM2,TM7, TM21 và TM22 được xác định đều là các chủng đa chức năng. Cả 5 chủng này đều có khảnăng sản sinh tốt cả 3 loại enzyme protease, amylase và cellulase. Đặc biệt, 3 chủng TM1, TM2 vàTM21 còn có khả năng đối kháng với Vibrio spp.. Phân tích kết quả giải trình tự gen 16S rRNA chothấy cả 3 chủng TM1, TM2, TM21 đều thuộc loài Streptomyces hygroscopicus. Hai chủng TM7 vàTM22 được xác định lần lượt là Streptomyces diastaticus và Streptomyces spiralis. Từ khóa: xạ khuẩn thủy sản; đối kháng Vibrio spp.; enzyme ngoại bào; Streptomyces1. Giới thiệu Ngày nay, biện pháp phòng trị sinh học đã được chú trọng do có nhiều ưu điểm làkhông ô nhiễm môi trường và quan trọng là tạo ra nguồn lương thực an toàn cho con người.Các vi sinh vật đối kháng được sử dụng như là yếu tố hiệu quả để kiểm soát các bệnh truyềnnhiễm thông qua các cơ chế loại trừ cạnh tranh như cạnh tranh chất dinh dưỡng, tạo khángsinh, tiết enzyme ngoại bào… (Siddiqui, 2006). Trong số các hợp chất tự nhiên có nguồngốc từ vi sinh vật sinh đã được công bố sử dụng trên thế giới thì 45% được sinh ra từ xạkhuẩn, 38% từ nấm và 17% từ vi khuẩn (Demain, & Sanchez, 2009). Trong quá trình sống,xạ khuẩn tiết ra nhiều chất có hoạt tính sinh học cao có khả năng kháng lại các loài vi sinhvật khác nhau bao gồm cả nấm và vi khuẩn. Chính vì vậy, xạ khuẩn là một trong nhữngnguồn sản xuất các chất có hoạt tính sinh học đầy tiềm năng (Mitra et al., 2008). Ngoài ra,nhóm xạ khuẩn còn có khả năng phân hủy các cơ chất như tinh bột, casein, cellulose… vàCite this article as: To Dinh Phuc, Nguyen Thuy Huong, Pham Thi Thu Dan, & Truong Thi My Phuong (2021).Isolation and screening of actinomycetes against Vibrio spp. and producing extracellular enzymes. Ho ChiMinh City University of Education Journal of Science, 18(6), 1016-1027. 1016Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tô Đình Phúc và tgksản xuất các chất chống vi khuẩn như vi khuẩn Vibrio sp. (Barcina et al., 1987; Zheng et al.,2000). Một vấn đề còn tồn tại song song với vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên thủy sảnVibrio sp., đó chính là hàm lượng hữu cơ trong ao nuôi tôm thường rất lớn. Nguồn ô nhiễmnày thường xuyên phát sinh và xuất phát từ chất thải của tôm, cá và đặc biệt là từ thức ăn dưthừa trong quá trình nuôi. Ngoài Vibrio sp., nguồn ô nhiễm này cũng gây ảnh hưởng vô cùnglớn đến tỉ lệ sống và quá trình phát triển của tôm (Jamilah et al., 2009). Vì vậy, với hai vấn đề còn tồn tại nêu trên, nghiên cứu này được tiến hành thực hiệnvới mong muốn phát hiện, xác định được những chủng xạ khuẩn có khả năng sinh enzymengoại bào và có hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio spp. nhằm mục đích xử lí ô nhiễm ao nuôivà phòng ngừa hoặc giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh của vật nuôi thủy sản. Từ đó, sử dụngcác chủng xạ khuẩn có các chức năng hữu ích này để phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản nóichung và nuôi tôm nói riêng.2. Vật liệu và phương pháp2.1. Vật liệu - Ngoài mẫu bùn đáy ao, mẫu nước cũng sẽ được thu thập để không loại trừ khả nănghiện diện của xạ khuẩn trong các tầng nước hoặc được đưa vào từ môi trường nước lợ cấptừ nguồn tự nhiên nhưng có khả năng sinh trưởng thích nghi trong môi trường ao nuôi. M ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: