Danh mục

Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn phân giải tinh bột từ hồ nuôi thủy sản ở vùng phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 535.82 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ 12 mẫu đất đã phân lập được 60 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột, số lượng vi khuẩn dao động trong khoảng 1,52 x 106 CFU/g – 6,23 x 106 CFU/g. Tuyển chọn được hai chủng vi khuẩn T1 và T12 có khả năng phân giải tinh bột mạnh với kích thước vòng phân giải đạt 25,33 mm – 25,67 mm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn phân giải tinh bột từ hồ nuôi thủy sản ở vùng phá Tam Giang, Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN PHÂN GIẢI TINH BỘT TỪ HỒ NUÔI THỦY SẢN Ở VÙNG PHÁ TAM GIANG, THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Dương Thu Hương*, Nguyễn Thị Hồng Thảo Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email:thuhuongcnk32@gmail.com Ngày nhận bài: 26/6/2020; ngày hoàn thành phản biện: 3/7/2020; ngày duyệt đăng: 02/10/2020 TÓM TẮT Từ 12 mẫu đất đã phân lập được 60 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột, số lượng vi khuẩn dao động trong khoảng 1,52 x 106 CFU/g – 6,23 x 106 CFU/g. Tuyển chọn được hai chủng vi khuẩn T1 và T12 có khả năng phân giải tinh bột mạnh với kích thước vòng phân giải đạt 25,33 mm – 25,67 mm. Nghiên cứu về điều kiện nuôi cấy đã chỉ ra rằng, hai chủng vi khuẩn này có sự tích lũy sinh khối và hoạt tính enzyme mạnh nhất trong môi trường có pH 6,5 – 7,0 sau 48 – 60 giờ. Từ khóa: Chủng vi khuẩn, điều kiện nuôi cấy, phân giải tinh bột.1. MỞ ĐẦU Tam Giang là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, nằmtrong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nhữngnăm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở đây phát triển mạnh mẽ, hàng năm khai thác hàngnghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại [4]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của ngành nuôi trồngthủy sản đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước nói chung và ao hồ nói riêng đang ởtình trạng ô nhiễm đáng báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vàsức khỏe của người dân trong khu vực. Hiện nay, việc sử dụng các biện pháp sinh học để xử lí nước thải đã đượcchứng minh là có hiệu suất xử lý cao hơn những biện pháp hóa lý khác [2]. Cơ sở củaviệc xử lý chất thải các ao nuôi bằng vi sinh vật (VSV) là sử dụng VSV để phân giải cácchất ô nhiễm hữu cơ có trong chất thải, bã thải. Nhờ hoạt động của VSV, các chất ônhiễm được chuyển hóa về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường. Đểtìm hiểu về khả năng phân giải các chất hữu cơ như tinh bột của vi khuẩn trong chấtthải ao nuôi và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có tiềm năng ứng dụng trong cácphương pháp xử lí sinh học, làm cơ sở cho nghiên cứu tạo chế phẩm VSV hữu ích làm 107Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn phân giải tinh bột từ hồ nuôi thủy sản …sạch chất thải và góp phần xử lý ô nhiễm môi trường, chúng tôi tiến hành phân lập cácchủng vi khuẩn này từ các hồ nuôi thủy sản ở vùng Tam Giang, Thừa Thiên Huế.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian thực hiện Các chủng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột phân lập từ mẫu đất ở cáchồ nuôi thủy sản ở vùng phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế. Địa điểm thu mẫu: Vùng phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế. Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020.2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp phân lập và đếm số lượng tế bào Sử sụng phương pháp Koch để phân lập vi khuẩn có khả năng phân giải tinhbột trên môi trường thạch Vinogradski thạch đĩa nhưng thay nguồn carbon bằng tinhbột [3]. Xác định số lượng tế bào vi khuẩn trong mẫu bằng phương pháp đếm gián tiếpthông qua số lượng khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch đĩa [3].2.2.2. Sơ tuyển các chủng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột Các chủng vi khuẩn được cấy vạch lên bề mặt thạch đĩa, nuôi cấy ở thời gian vànhiệt độ thích hợp sau đó nhuộm màu bằng thuốc nhuộm Lugol [1].2.2.3. Xác định hoạt tính enzyme bằng phương pháp khuếch tán trên thạch Các chủng vi khuẩn tuyển chọn được nuôi cấy lắc tốc độ 120 rpm ở nhiệt độphòng với thời gian thích hợp. Ly tâm dịch nuôi bằng máy ly tâm lạnh, tốc độ 8000rpm trong 10 phút để thu phần dịch nổi. Chuẩn bị các đĩa petri chứa thạch - cơ chất: gồm 2% thạch và 0,5% cơ chất làtinh bột. Tạo giếng thạch có đường kính 12 mm, dùng micropipette hút 0,7 ml dịchenzyme vào giếng. Làm lạnh trong 12 giờ (4 - 6ᵒC) rồi đưa vào tủ ấm 28 - 30ᵒC ủ trong36 giờ. Nhuộm màu bằng Lugol và đo đường kính vòng phân giải cơ chất [1].2.2.4. Xác định sinh khối vi khuẩn Phần sinh khối được tái huyền phù để tiến hành đo OD bằng máy quang phổkế ở bước sóng 610 nm, dựa vào đồ thị chuẩn để xác định sinh khối tạo thành. 108TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020)2.2.5. Xác định một số đặc điểm hình thái Quan sát đại thể trên môi trường thạch đĩa, sử dụng phương pháp làm tiêu bảnphiến kính để quan sát hình thái tế bào [3].2.2.6. Thăm dò một số điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sinh tổng hợp enzym ...

Tài liệu được xem nhiều: