Danh mục

PHÂN LOẠI NẤM MEN

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuật ngữ Nấm men (yeast, levure) chỉ là tên chung để chỉ nhóm vi nấm thường có cấu tạo đơn bào và thường sinh sôi nảy nở bằng phương pháp nẩy chồi (budding). Nấm men không thuộc về một taxon phân loại nào nhất định, chúng có thể thuộc ngành Nấm túi (Ascomycota) hoặc ngành Nấm đảm (Basidiomycota).Nảy chồi là cách sinh sản vô tính điển hình của nấm men. Khi đó thành tế bào mở ra để tạo ra một chồi (bud). Chồi phát triển thành tế bào con và có thể tách khỏi tế bào mẹ ngay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN LOẠI NẤM MEN PHÂN LOẠI NẤM MENThuật ngữ Nấm men (yeast, levure) chỉ là tên chung để chỉ nhóm vi nấm thườngcó cấu tạo đơn bào và thường sinh sôi nảy nở bằng ph ương pháp nẩy chồi(budding). Nấm men không thuộc về một taxon phân loại nào nhất định, chúng cóthể thuộc ngành Nấm túi (Ascomycota) hoặc ngành Nấm đảm (Basidiomycota). Nảy chồi là cách sinh sản vô tính điển hình của nấm men. Khi đó thành tếbào mở ra để tạo ra một chồi (bud). Chồi phát triển th ành tế bào con và có thể táchkhỏi tế bào mẹ ngay từ khi còn nhỏ hoặc cũng có thể vẫn không tách ra ngay cảkhi lớn bằng tế bào mẹ. Nhiều khi nhiều thế hệ vẫn dính vào một tế bào đầu tiênnẩy chồi và tạo thành một cành nhiều nhánh tế bào trong giống như cây xươngrồng. Chồi có thể mọc ra theo bất kỳ hướng nào (nẩy chồi đa cực- multilateralbudding) hoặc chỉ nẩy chồi ở hai cực (nẩy chồi theo hai cực- Bipolar budding)hoặc chỉ nảy chồi ở một cực nhất định (nẩy chồi theo một cực – monopolarbudding). Nấm men còn có hình thức sinh sản phân cắt như vi khuẩn. Có thể hìnhthành một hay vài vách ngăn để phân cắt tế bào mẹ thành những tế bào phân cắt(fission cells). Điển hình cho kiểu phân cắt này là các nấm men thuộc chiSchizosaccharomyces. Ở một số nấm men thuộc ngành Nấm đảm, có thể sinh radạng bào tử có cuống nhỏ (sterigmatoconidia) hoặc bào tử bắn (ballistoconidia hayballistospore). Bào tử có cuống nhỏ thường gặp ở các chi nấm men Fellomyces,Kockovaella và Sterigmatomyces, khi đó chồi sinh ra trên một nhánh nhỏ và táchra khi nhánh bị gẫy. Bào tử bắn được sinh ra trên một gai nhọn của tế bào nấmmen và bị bắn ra phí đối diện khi thành thục. Nếu cấy các nấm men sinh bào tửbắn thành hình zich zắc trên thạch nghiêng hoặc trên đĩa Petri thì sau một thờigian nuôi cấy sẽ thấy xuất hiện trên thành ống nghiệm hoặc nắp đĩa Petri có mộthình zích zắc khác được hình thành bởi các bào tử bắn lên. Bào tử bắn là đặc điểmcủa nấm men thuộc các chi Bensingtonia, Bullera, Deoszegia, Kockovaella,Sporobolomyces.... Một số nấm men còn có một hình thức sinh sản vô tính nữa, đólà việc hình thành các bào t ử đốt (arthroconidia hay arthrospore). Khi đó sẽ h ìnhthành các vách ngăn ở đầu các nấm men dạng sợi, sau đó tách ra thành các bào tửđốt. Loại này gặp ở các nấm men thuộc cả hai ngành: Nấm túi và Nấm đảm.Thường gặp nhất là ở các chi nấm men Galactomyces, Dipodascus (dạng vô tínhlà Geotrichum) và Trichosporon. Nấm men còn có thể tạo thành dạng tản (thallus)dưới dạng khuẩn ty (sợi nấm- hyphae) hay khuẩn ty giả (giả sợi nấm –pseudohyphae). Dạng sinh sản hữu tính ở nấm men là dạng các bào tử túi (ascospore) đ ượcsinh ra từ các túi (asci). Có thể xảy ra sự tiếp hợp (conjugation) giữa hai tế b àonấm men tách rời hoặc giữa tế bào mẹ và chồi. Còn có cả sự biến nạp trực tiếptrong 1 tế bào sinh dưỡng (vegetative cell), tế bào này biến thành túi không quatiếp hợp (unconjugated ascus). Thường trong mỗi túi có 4 hay đôi khi có 8 bào tửtúi. Trong một số trường hợp lại chỉ có 1-2 bào tử túi. Bào tử túi ở chiSaccharomyces có dạng hình cầu, hình bầu dục; ở chi Hanseniaspora và loàiHansenula anomala có dạng hình mũ ; ở loài Hansenula saturnus bào tử túi códạng quả xoài giữa có vành đai như dạng Sao Thổ. Một số bào tử túi có dạng kéodài hay hình xoắn…Bề mặt bào tử túi có thể nhẵn nhụi, có thể xù xì hoặc có gai…Bào tử màng dày (hay bào tử áo- chlamydospore) là dạng bào tử giúp nấm menvượt qua được điều kiện khó khăn của ngoại cảnh, chứ không phải là hình thứcsinh sản. Một số nấm men còn có thể sinh vỏ nhày. Bên cạnh rất nhiều nấm men có ích nh ư là các loại nấm men dùng để sảnxuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mỳ, tạo sinh khối giàu protein vàvitamin, sản xuất enzym, sản xuất acid citric từ khí thiên nhiên, sản xuất riboflavin(vitamin B2)… còn có những loại nấm men có thể gây bệnh.N= nhân; M= ty thể; Va= không bào; ER= mạng lưới nội chất; Ves= bào nang Bào tử bắn Phân cắt tế bàoNảy chồiBào tử túi Bào tử màng dày Bào tử đốtVỏ nhày ở nấm menMột vài loài nấm men gây bệnh ở người:Candida albicans Cryptococcus neoformansĐể phân loại nấm men người ta phải tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sau đây: *Đặc điểm hình thái: tế bào, khuẩn lạc, kiểu nẩy chồi, các dạng bào tử vôtính và hữu tính, khuẩn ty và khuẩn ty giả... *Đặc điểm sinh lý và sinh hoá: - Lên men 13 loại đường - Đồng hóa 46 nguồn carbon. Có thể dùng bộ kít chẩn đoán nhanh ID32C (Bio Mérieux SA, Marchy-l’Étoile…) - Tính chống chịu với 0,01% hoặc 0,1% cycloheximide (có thể baogồm trong bộ kit ID 32C). - Đồng hoá 6 nguồn nitơ: nitrate, nitrite, ethylnamine hydrochloride,L-lyzine, cadaverine dihydrochloride, creatine - Sinh trưởng khi thiếu hụt một số vitamin (myo -Inositol, calciumpantothenate, biotin, thiamine hydrochloride ...

Tài liệu được xem nhiều: