Danh mục

Phân loại ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.25 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Tiền đề cho sự phân loại [1] Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ mẹ hayngôn ngữ cơ sở. Như vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng... khác nhau, tuỳ theo mức độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn Phân loại ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn1. Tiền đề cho sự phân loại [1]Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thànhnhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữmẹ hayngôn ngữ cơ sở. Như vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngược dòng thờigian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngônngữ mẹ, để quy chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng...khác nhau, tuỳ theo mức độ thân thuộc nhiều hay ít. Ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ và các tiểu hệ thống của nóbiến đổi không đồng đều, có những mặt, những yếu tố... được bảo toàn rất lâu dài;nhưng cũng có những yếu tố đã biến đổi với những mức độ khác nhau. “Hầu nhưtrong mỗi từ hoặc mỗi hình thức của từ lúc nào cũng có một cái gì đó mới vàmột cái gì đó cũ”. Sự biến đổi ngữ âm (điều cần tìm kiếm đầu tiên trong khi nghiên cứu quan hệcội nguồn của ngôn ngữ) không phải là những biến đổi hỗn loạn mà thường có lído, có quy luật và theo hệ thống. Tiền đề quan trọng nhất là tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm với ý nghĩa. (...) Bởi thế, ta có quyền giả định rằng: những từ gần gũi nhau về âm thanh có li ênquan hoặc gắn bó với nhau ở ý nghĩa thường luôn luôn bắt nguồn từ cùng một gốcnào đó.2. Ba phương pháp cơ bản thường được áp dụng trong so sánh ngôn ngữ [2]2.1 – Phương pháp so sánh – lịch sử [3]“Để phát hiện ra sự thân thuộc giữa các ngôn ngữ người ta dùng phương pháp sosánh – lịch sử. Nội dung của phương pháp này là so sánh các từ và dạng thức củatừ tương tựnhau về ý nghĩa và âm thanh trong các ngôn ngữ khác nhau dựa vào tàiliệu ngôn ngữ sống cũng như những sự kiện, hiện tượng được ghi trên văn bia vàthư tịch cổ. Phương pháp so sánh lịch sử cũng rất chú trọng so sánh các hiện tượngngữ âm, nhưng tất nhiên các hiện tượng ngữ âm được tìm hiểu thông qua việc sosánh các từ và dạng thức từ đã nói ở trên”. ... “nội dung của phương pháp so sánh – lịch sử là qua việc so sánh tìm racác quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp rồi qua đấy xác định quanhệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ”. Khi so sánh cần chú ý: - Cơ sở của sự so sánh là sự giống nhau của âm và nghĩa, nhưng có nhiều kiểugiống nhau và nhiều nguyên nhân làm cho giống nhau. + Trước hết, sự giống nhau có thể là do kết quả của hiện tượng vay mượn từ.Các từ vay mượn không phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các ngôn ngữ. Cho nênkhi so sánh cần chọn lớp từ vựng cơ bản, từ vựng gốc của mỗi ngôn ngữ. + Mặt khác, sự giống nhau của các từ trong các ngôn ngữ có thể chỉ là ngẫunhiên. Một hiện tượng được coi là bằng chứng của quan hệ thân thuộc giữa cácngôn ngữ khi nào nó được tìm thấy trong cả một loạt từ của nhiều ngôn ngữ. - Thừa nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội – lịch sử, phương pháp so sánh– lịch sử không đòi hỏi các sự kiện được so sánh phải giống nhau hoàn toàn (vềngữ nghĩa và ngữ âm) mà chỉ cần tương ứng nhau một cách có quy luật. Và, phương pháp so sánh – lịch sử chẳng những xác định được nguồn gốc lịchsử của các ngôn ngữ mà còn xác định được những quy luật phát triển lịch sử củachúng. Phương pháp so sánh – lịch sử vừa xác định được bản chất chung giữa cácngôn ngữ thân thuộc vừa xác định được bản chất riêng của mỗi ngôn ngữ trong hệthống các ngôn ngữ thân thuộc.2. 2 – Phương pháp so sánh loại hìnhPhương pháp này chủ yếu áp dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theoloại hình. Mục đích của nó là nghiên cứu những đặc trưng của các loại hình ngônngữ và nghiên cứu những đặc trưng về mặt loại hình của các ngôn ngữ; để quynhững ngôn ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau.2. 3 – Phương pháp so sánh đối chiếuPhương pháp này áp dụng cho việc đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau, bất kểchúng có quan hệ nào về mặt cội nguồn hoặc loại hình hay không. Nó không nhằmphát hiện quan hệ cội nguồn hay sự t ương đồng về loại hình giữa các ngôn ngữ đó;mà nhằm mục đích phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trêndiện đồng đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của ngôn ngữ đó.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: