Danh mục

Phân loại tham nhũng

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nói, việc nghiên cứu về tham nhũng không chỉ có tính quốc gia, mà còn mang tính khu vực... Có thể nói, việc nghiên cứu về tham nhũng không chỉ có tính quốc gia, mà còn mang tính khu vực và quốc tế. Các công trình nghiên cứu về tham nhũng và phòng chống tham nhũng trên thế giới ngày càng nhiều với những nội dung rất phong phú, cung cấp những cách tiếp cận khác nhau để làm rõ bản chất và hậu quả của tham nhũng, giới thiệu các biện pháp, mô hình, phương thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại tham nhũng Phân loại tham nhũng Có thể nói, việc nghiên cứu về tham nhũng không chỉ có tính quốc gia, mà còn mang tính khu vực... Có thể nói, việc nghiên cứu về tham nhũng không chỉ có tính quốc gia, mà còn mang tính khu vực và quốc tế. Các công trình nghiên cứu về tham nhũng và phòng chống tham nhũng trên thế giới ngày càng nhiều với những nội dung rất phong phú, cung cấp những cách tiếp cận khác nhau để làm rõ bản chất và hậu quả của tham nhũng, giới thiệu các biện pháp, mô hình, phương thức chống tham nhũng hiệu quả và những thành tựu mà các quốc gia đạt được trong việc chống tham nhũng. Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, việc phân loại tham nhũng rất quan trọng, vì nó cho phép chúng ta nhận diện rõ hơn về tham nhũng và đề ra những phương thức, biện pháp phòng chống thích hợp cho từng loại tham nhũng. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại những cách phân loại tham nhũng cơ bản sau đây: Tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ: Theo Bộ Công cụ phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc thì “tham nhũng lớn” là loại tham nhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế. Còn “tham nhũng nhỏ” là tham nhũng liên quan đến việc đổi chác một số tiền rất nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi hoặc việc lợi dụng bạn bè hay họ hàng để nắm giữ chức vụ nhỏ. Khác biệt lớn nhất giữa tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ là ở chỗ, tham nhũng lớn làm biến dạng hoặc mục nát các chức năng trọng tâm của Chính phủ, còn tham nhũng nhỏ phát triển và tồn tại trong bối cảnh của các khuôn khổ xã hội và quản lý đã được thiết lập. Tham nhũng chính trị: Hình thành do sự cấu kết giữa những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch vào những quyết sách của Nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó. Tham nhũng chính trị còn nhằm thay đổi các quy định của pháp luật thành những quy định phục vụ quyền lợi của những kẻ tham nhũng. Tham nhũng chính trị thường được che đậy và bảo mật rất chặt chẽ, chủ yếu diễn ra dưới các hình thức: - Dùng vị trí chính trị, ảnh h ưởng chính trị để can thiệp vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo luật, hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận…) một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi. - Tham nhũng chính trị cũng có thể diễn ra d ưới các hình thức mua bán, trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền lực, để sau đó sử dụng chức vụ đó, vị trí đó trục lợi cá nhân. Chủ thể của tham nhũng chính trị là các cơ quan quyền lực nhà nước, chính trị gia hay các chính khách, những nhà hoạt động chính trị xã hội, những cá nhân, nhóm, tổ chức, đảng phái… có vị thế chính trị đáng kể. Tham nhũng chính trị nếu đ ược thực hiện bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) được gọi là tham nhũng nhà nước. Tham nhũng nhà nước là hành vi thao túng, lũng đoạn các cơ quan quyền lực nhà nước, các quan chức nhà nước cấp cao nhất, sử dụng quyền lực nhà nước để trục lợi. Tham nhũng nhà nước có quy mô và mức độ khác nhau. ở quy mô đầy đủ, nó thường được thấy ở các mô hình nhà nước quân phiệt, nhà nước độc tài, nhà nước chuyên chế. Nguồn gốc của tham nhũng chính trị và tham nhũng nhà nước là việc tổ chức và sử dụng sai lệch quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Từ đó, tự giác hay không tự giác tạo ra các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, nhược quyền, vô quyền… Vì vậy, trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, chủ thể tham nhũng sử dụng các lợi thế về cấp bậc, chức vụ, vị trí thuận lợi trong hệ thống nh à nước vào những hành vi vụ lợi. Mặt khác, do thiếu quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước không có lợi thế, cơ quan cấp dưới, người dân, các tổ chức xã hội, công dân hoặc doanh nghiệp thiếu hay không có khả năng kiểm soát quyền lực nh à nước, họ rơi vào trạng thái phải hối lộ để thực hiện các mục tiêu của mình. Việc tổ chức và sử dụng sai lệch quyền lực nhà nước biểu hiện ở trong tất cả các cơ quan quyền lực của nó: Trong quá trình lập pháp, thực thi pháp luật của cơ quan hành pháp và trong quá trình xét xử của cơ quan tư pháp. Việc thông qua, hoặc không thông qua một đạo luật, một chính sách, một quyết định chính trị với một mục đích thiên vị đang xuất hiện phổ biến trong các cơ quan quyền lực nhà nước trên khắp thế giới. Vận động hành lang (lobby) đã trở thành một phương thức chính trị thông thường. Hoạt động này, một mặt đưa nguyện vọng của các nhóm xã hội đến được với cơ quan nhà nước, mặt khác, chúng có thể gây ra sai lệch thông tin và quyền lực. Vì vậy, hoạt động lobby ở nhiều nước đã được luật hóa và minh bạch hóa. Ngoài ra, cơ quan quy ền lực nhà nước được độc quyền sử dụng những phương tiện công. Nếu không có các cơ chế kiểm soát hoặc minh bạch hóa mục đích sử dụng chúng, các cơ quan hoặc công chức nhà nước dễ lợi dụng nó vì mục đích cá nhân. Trong tham nhũng chính trị và tham nhũng nhà nước, cần chú ý hành vi không đưa ra một quyết định (một chính sách, một đạo luật...) Hành vi này thường bị che giấu là không hiểu biết, không đầy đủ thông tin… nên thường không bị kết tội, không phải chịu trách nhiệm. Ngày nay, trên thế giới và ở Việt Nam, nhiều cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, mặc dù có bằng chứng là họ biết rõ vấn đề, có đầy đủ thông tin, nhưng vì mục đích vụ lợi đã cố tình ngăn cản, phủ quyết hoặc có quyền quyết định nhưng vẫn không đưa ra quyết định. Đó là một hành vi tham nhũng. Cũng hành vi này nhưng có thể không phải là tham nhũng, nếu như người thực hiện hành vi không nhằm mục đích vụ lợi, tức do bị giới hạn bởi năng lực, nhận thức, thiếu thông tin hoặc các nguyên nhân “vô tình” khác. Tham nhũng hành chính: Là hình thức tham nhũng xảy ra phổ biến trong các quan hệ mang tính chấp hành và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: