Danh mục

Phần nhân loại trong truyền thống

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.15 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi xin phát biểu một ý kiến, đó là: Phần nhân loại trong truyền thống.Và tôi có suy nghĩ thế này: cái khẩu hiệu Dân tộc - Hiện đại của văn nghệ chúng ta trong nhiều năm nay, là một mệnh đề thiếu chính xác và hoàn chỉnh, ngay ở mặt tu từ.Chúng ta vẫn được giải thích, ở phạm vi này hay phạm vi khác, rằng: Dân tộc nghĩa truyền thống Việt Nam. Hiện đại nghĩa là lối biểu hiện nghệ thuật kiểu mới, ngày nay, của thế giới. (Dĩ nhiên còn những chi tiết được suy rộng thêm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phần nhân loại trong truyền thốngPhần nhân loại trong truyền thốngTôi xin phát biểu một ý kiến, đó là: Phần nhân loại trong truyền thống.Và tôi có suy nghĩ thế này: cái khẩu hiệu Dân tộc - Hiện đại của vănnghệ chúng ta trong nhiều năm nay, là một mệnh đề thiếu chính xác vàhoàn chỉnh, ngay ở mặt tu từ.Chúng ta vẫn được giải thích, ở phạm vi này hay phạm vi khác, rằng:Dân tộc nghĩa truyền thống Việt Nam. Hiện đại nghĩa là lối biểu hiệnnghệ thuật kiểu mới, ngày nay, của thế giới. (Dĩ nhiên còn những chitiết được suy rộng thêm, nhưng đại loại là vậy). Nghĩa là chúng ta hiểuDân tộc - Hiện đại là: cái Việt Nam cổ truyền + cái thế giới mới.Nhận xét của tôi lâu nay là khẩu hiệu này thiếu cái Hàm ý nhân loạitrong truyền thống.Hàm lượng nhân loại là một biện chứng của nghệ thuật, phải có, đểnghệ thuật không trở thành bơ vơ, mà là cái âm hưởng chung, dính líuđến mọi tiếng nói, qua mọi không gian và thời gian, đặc biệt được rútngắn và cô đọng trong hiện tại này. Ít ra tôi cũng không nói sai đối vớinghệ thuật tạo hình, phạm vi làm việc của tôi.Ở nghệ thuật tạo hình, dù là người Việt Nam hay người Mỹ, ngườichâu Phi hay châu úc, vẽ hay đục tượng, viết sử hay phê bình, đềukhông mấy ai định bỏ qua những chặng đường và nẻo đường mà mộtnhân loại khác mình đã đi qua. Và cũng không mấy ai còn định tự áihay tự mãn chủng tộc đến mức khước từ nó. Nói một cách khác, khôngcòn ai hiểu rằng chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn là chuyện riêng củanước Pháp, văn hóa phục hưng là chuyện riêng của nước Ý, nghệ thuậtHy Lạp là kệ miền Địa Trung Hải, nghệ thuật Ai Cập là kệ vùng sôngNin.Những thứ đó đã thấm nhuần vào một người văn minh như giot máu lọtqua nhiều tầng thế hệ mà xui hiến nên cái cử chỉ - ý thức và vô thức -của chính người hành nghề. Cử chỉ đó có ngay cùng một lúc với cảmhứng nghệ thuật và ý định thực hiện tác phẩm.Anh Xu Man, họa sĩ Tây Nguyên, hay chị Hà Cắm Dì, họa sĩ Tày, khiđứng trước giá vẽ với rung động nghệ thuật chân thực, họ cứ cầm bútchấm màu và vẽ hồn nhiên. Không ai đặt ra việc theo hay không theoluật viễn cận khoa học của nước ý, theo hay không theo cách tạo nhữngđốm màu nguyên xáo động bởi ánh sáng của hội họa ấn tượng Pháp.Cái ảm ảnh ở phía ngoài về một hiện tượng nghệ thuật thường chỉ làbận tâm của học trò và của các nhà phê bình hình thức chủ nghĩa.Nói như vậy cũng là một cách diễn đạt khác cái phần nhân loại trongtruyền thống văn nghệ dân tộc.Vì sao tôi nói vậy. Là vì, tôi nghĩ rằng, lần nối cho bằng được, đảm bảocho bằng được tính liên tục của văn hóa nghệ thuật là hướng làm việcđúng khoa học ngày nay.Văn hóa học mác-xít chắc là có chủ trương rằng: Không thể coi sự tiếpxúc văn hóa như sự ứng truyền một thành phần nào đó của nền vănhóa này sang nền văn hóa khác, mà phải như là một chuỗi liên tục hỗtương giữa các nhóm văn hóa khác nhau.Bởi vậy, có lẽ nhiệm vụ của chúng ta là tìm cái biết về những thể thứcvà biến thái của nghệ thuật ở một xã hội nhất định trong sự dính líu vớinhững giá trị chung ở mọi cộng đồng khác.Trong khi muốn nhặt riêng cái phần nhân loại trong truyền thống đểnêu lên đây, tôi còn nghĩ tới, hiện nay, một động tác cấp bách của mọinền nghệ thuật dân tộc là phải gia nhập bằng được vào dòng văn hóathế giới, hơn bao giờ hết, dĩ nhiên, trong khi đó vẫn giữ lấy bản sắc củamình.Những tín hiệu giữ nghĩa chung của ngôn ngữ nghệ thuật đang lan tràn,đồng thời đang rút gọn lại ở dạng mẫu số chung nhỏ nhất, tuy bề ngoàitưởng rằng đang phân hóa. Chỉ có cách gia nhập thẳng vào những chỉtiêu chung, lập được mô hình của mình trong hệ thống, có mặt ở nhữnglàn sóng hàng ngang cùng dồn lên, thì người ta mới làm nổi bật và làmvững mạnh hơn truyền thống của dân tộc mình được.Nói cách khác, truyền thống dân tộc chỉ giữ gìn và phát huy được tốt,khi nó ở tầm vóc quốc tế, nghĩa là nó vượt lên khỏi thân phận một dântộc riêng lẻ.Trường hợp nước Nga của Piốt Đại đế là một tỷ dụ. Chỉ từ khi ngườiNga lập được Acađêmi, gia nhập trực tiếp vào những chỉ tiêu chungcủa nghệ thuật Châu Âu, đẻ ra được Rêpin, Xurikôp v v... thì trườngphái Nga mới được nhắc tên trong lịch sử hội họa.Theo nhận định thành thật của riêng tôi, chúng ta còn mờ nhạt và thiệtthòi nhiều trong sử sách. Tôi xin dẫn một vài số liệu, không phải là tìnhcờ, mà là tình trạng chung của thị trường sách báo nước ngoài.Bộ Vxêôbsaia Ixtôria Ixhuxtva của Liên Xô, có 6 tập, gồm 3.916trang, 2. 318 hình minh họa, mà Việt Nam có vẻn vẹn 4 trang, 5 minhhọa, trong đó Chàm đã chiếm mất 2 (Miến Điện 8 trang, Lào 4 trang).Đặc biệt ở tập 6, về nghệ thuật hiện đại, không có Việt Nam (Nhưng cóMiến Điện và Êtiôpi).Bộ Historie de I Art trong tủ sách Encyclopédie de la Pléiade, xuấtbản ở Pháp, năm 1969, có 4 tập, gồm 7.296 trang mà phần nghệ thuậtcổ Việt Nam - Le Tonkin et L Annam - chỉ có 2 trang, (Chàm 4 trang,Khơme 17 trang). Trong khi đó một mình nhóm ấn tượng Pháp là 67trang, một mình nhóm Lập thể cũng 67 trang, một mình Picasso 3trang, Trung Hoa thì 139 trang và Nhật 110 trang. Phần hiện đại ViệtNam được gần 1/2 trang.Tất cả các từ điển nghệ thuật thế giới đều chưa có tên người Việt Nam.Đó là chưa kể những nhận định không xác đáng về chúng ta.Hiện thực không mấy vui vẻ đó buộc ta phải suy nghĩ lại, không phảivề giá trị có thật của riêng nghệ thuật chúng ta, mà là về cách đặt vấnđề quan niệm nghệ thuật Việt Nam trong nghệ thuật thế giới như thếnào.Nhưng có mặt trên bản đồ truyền thống nhân loại chung đó với thái độnào, cũng là một việc. Tôi cho rằng ra sức kéo thật căng tính độc lập tựchủ - đến như biệt lập trong những trường hợp nói năng quá đáng - củanền mỹ thuật cổ Việt Nam ra khỏi nghệ thuật Trung Hoa, hay Chàmchẳng hạn, là điều không cần thiết đối với lòng yêu nước cũng như vớiý chí khoa học.Cố tình chứng minh rằng Việt Nam mình luôn là trung tâm phân phátảnh hưởng cũng là cái tâm trạng mặc cảm tự đại vô ích.Tôi sợ đó là bởi mình chưa thoá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: