Danh mục

Phan Thúc Trực - tấm gương cần mẫn sưu tầm sách quý

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.31 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phan Thúc Trực (1808-1852), còn có tên là Phan Dưỡng Hạo, Phan Sư Mạnh, hiệu là Hành Quí, Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, quê ở làng Vân Tụ, huyện Đông Thành, nay thuộc xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học - dòng họ nhiều đời đậu Hương cống và làm quan triều Lê. Thân sinh ông là Phan Vũ từng thi đậu ba khoa Tú tài đầu triều Nguyễn - Gia Long, được gọi là Tú Mền, nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phan Thúc Trực - tấm gương cần mẫn sưu tầm sách quý Phan Thúc Trực - tấm gương cần mẫn sưu tầm sách quýPhan Thúc Trực (1808-1852), còn có tên là Phan Dưỡng Hạo, Phan Sư Mạnh, hiệulà Hành Quí, Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, quê ở làng Vân Tụ, huyện Đông Thành,nay thuộc xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trongmột gia đình Nho học - dòng họ nhiều đời đậu Hương cống và làm quan triều Lê.Thân sinh ông là Phan Vũ từng thi đậu ba khoa Tú tài đầu triều Nguyễn - GiaLong, được gọi là Tú Mền, nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học.Ông đã đào tạo được nhiều học trò đậu đạt thành danh trong hoạn lộ, được ngườiđương thời là ông Đồ Bồ (ông thầy dạy học có cả bồ chữ) và tôn xưng ông là bậc“Sư Khổng”. Phan Thúc Trực được cha trực tiếp dạy bảo, rèn cặp, lại sẵn bản tính siêngnăng ham học, nên từ nhỏ đã nổi tiếng là “Thần đồng” đất Nghệ An. Ông đọcnhiều sách và làu thông kinh sử, nức tiếng hay chữ, từng thi đậu Đầu xứ (năm 16tuổi) và nhiều khoa Tú tài, nên được Hội Văn của huyện Đông Thành tôn tặngđôi câu đối: Nhất cử thành danh thiên hạ hữu; Thập khoa liên trúng th ế gian vô. Nghĩa là: (*) Một lần thi đậu Cử nhân thiên hạ đã có người như vậy; Mười khoa thi đều trúng thế gian chưa từng có ai. Ông được triều đình trọng tài, chọn vào học trường Quốc tử giám để được dựthi Hội. Khoa Đinh Mùi - Thiệu Trị 7 (1847), ông thi đậu Đệ nhất giáp cập đệ đệtam danh (Đình nguyên, Thám hoa). Ngày vinh qui bái t ổ, vua ban cho tấm biển“Khôi đa sĩ” (nghĩa là: Người đỗ đầu xuất sắc trên nhiều nho sĩ). Biểu mừngPhan Thúc Trực đỗ Thám hoa của các quan, thân sĩ và đồng môn có ghi: “Trải các đời đều lấy khoa cử để chọn người tài, đỗ Tiến sĩ được người đờiquí trọng, mà đỗ Tam khôi Tiến sĩ thì không có gì quí hơn. Vinh hạnh này quảthực không phải là của một gia đình hay riêng của một người. Đỗ tân khoa cậpđệ xã ta là tôn quí h ọ Phan. Gia thế từ xa xưa đã thuộc hàng danh nho, t ừ sáuđời trước đến bây giờ đều theo con đường học hành, khơi nguồn thi thư lễ nhạc,con cháu đời sau có đến ba, bốn đời đều đứng vào bậc hiền nho…”. Việc Phan Thúc Trực thi đỗ Thám hoa được coi là một tất yếu, là sự nối tiếptruyền thống danh nho nhiều đời trong gia tộc. Đây không chỉ là vinh hạnh chogia đình, dòng họ Phan mà còn là một vinh dự vẻ vang cho làng xã quê hương vàđất nước. Ông được nhân dân tôn gọi là quan Thám Mười một cách trân trọng.Tính ông cương trực, ngay thẳng nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, thường lấy vănchương, nhân ái để đối đãi thu phục nhân tâm. Cuộc đời của ông là một tấmgương sáng không chỉ về học hành, đỗ đạt thành danh, mà còn ở lòng yêu nướcthương dân, tận tụy với công việc. Ông luôn quan tâm đến giáo dục, từng đi dạyhọc ở nhiều nơi và chăm lo việc bồi dưỡng tinh thần cho thế hệ trẻ… Sau khi thiđỗ, ông về quê chỉ đạo việc khơi ngòi, đắp đập Cẩm Giang để lấy nước tưới tiêucho đồng ruộng, phát triển nghề nông, giúp dân ổn định cuộc sống. Vì thế saukhi ông mất, được dân địa phương lập đền thờ phụng là phúc thần. Ông đượcnhiều người ca ngợi về học hành và phẩm hạnh. Ông mất sớm khi mới 43 tuổinhưng đã kịp để lại cho hậu thế những di thư quí báu như: - Các tuyển tập: Cẩm Đình văn tập (VHv.683; VHv.262); Cẩm Đình thituyển tập (VHv.357; VHv.684); Cẩm Đình thi văn toàn tập (VHv.1426;A.1385); Trần Lê ngoại truyện (A.1069); Quốc sử di biên (Chữ Hán -A.1045/1-2); Quốc sử di biên/ Bản dịch: H., Văn hoá -Thông tin, 2009, 459 Tr,14,5 x 20,5 cm; Quốc sử di biên (Thượng - Trung - Hạ)/ Bản dịch và in kèmphần chữ Hán: H., KHXH, 2010, 839 Tr, 16 x 24 cm; Diễn Châu Đông Thànhhuyện thông chí (Thám hoa Phan tiên sinh ở tổng Vân Tụ). - Tác phẩm đã đưa vào Cẩm Đình thi tuyển tập: Tứ phương lan phả; HiệuTần thi tập; Bắc hành thi thảo; Nam hành thi thảo. - Tài liệu liên quan và tài li ệu có tác phẩm của ông: Cẩm hồi tập (A.1474, 12bài văn; 18 bài thơ mừng Phan Thúc Trực đỗ Thám hoa năm 1874); Kim triềuchiếu chỉ (A.339, Có biểu tạ ơn thi đỗ của Phan Dương Hạo); Thám hoa PhanThúc Trực Cẩm hồi hạ tập (A.2744, Thơ và trướng mừng Phan Thúc Trực đỗThám hoa); Hạ Cao Phó bảng đối liễn trướng văn (A.1720, Thơ, trướng, vănmừng Cao Xuân Tiếu đỗ Phó bảng, trong đó có thơ văn c ủa Phan Thúc Trực)… Ông là người yêu quí sách vở, từ nhỏ luôn đọc sách và làu thông các sách T ứthư, Ngũ kinh, Chư sử… lại có tài ứng chế thi văn, từng được vua khen ngợi vàban thưởng nhiều lần. Ông được nhà vua yêu quí, cho làm ch ức quan luôn ở bêncạnh để giúp việc là Kinh diên khởi cơ chú, trong Cơ mật viện. Trước đó, ôngtừng trải các chức liên quan đến sách vở, giáo dục, biên soạn văn bản: Hàn lâmviện trước tác, thăng Thừa chỉ, Nhập nội các, Tập hiền viện. Có lẽ do ông quáđam mê và làu thông sử sách mà vua Tự Đức đã cử ông cùng Nguyễn Đỗ Tích đisưu tầm di thư ở các tỉnh Bắc Hà cho triều đình. Khi ông hoàn thành nhi ệm vụvua giao, trở về đến Thanh Hóa thì b ị bạo bệnh và mất. Trong Cẩm Đình thituyển tập, con trai của ông đã cho biết hành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: