Phân tích ảnh hưởng của dịch vụ xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đến sự hài lòng của người lao động: Trường hợp nghiên cứu tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư hợp tác quốc tế Daystar
Số trang: 31
Loại file: pdf
Dung lượng: 675.09 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao động cũng như thỏa mãn khách hàng tốt hơn tại Công ty Daystar.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ảnh hưởng của dịch vụ xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đến sự hài lòng của người lao động: Trường hợp nghiên cứu tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư hợp tác quốc tế Daystar PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG NHẬT BẢN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ HỢP TÁC QUỐC TẾ DAYSTAR Nguyễn Như Phương Anh1,*, Nguyễn Thị Thúy Hà1 Tóm tắt: Xuất khẩu lao động có vai trò rất quan trọng, vừa giải quyết việc làm, vừa giúp người lao động có thu nhập, tạo điều kiện học nghề, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến để làm giàu, thoát nghèo đối với người lao động ở tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã hình thành được thị trường xuất khẩu lao động ra nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, các nước Trung Đông… [8]. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc phỏng vấn 110 khách hàng sử dụng dịch vụ xuất khẩu lao động tại Công ty TNHH Đầu tư Hợp tác quốc tế Daystar. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Khả năng giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động” có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người lao động khi sử dụng dịch vụ xuất khẩu lao động. Bài báo này cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao động cũng như thỏa mãn khách hàng tốt hơn tại Công ty Daystar. Từ khóa: Xuất khẩu lao động, sự hài lòng, người lao động, Daystar, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số hơn 98 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. 1 Trường Đai học Kinh tế - Đại học Huế * Tác giả liên hệ. Email: nguyennhuphuonganh@hce.edu.vn Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 151 Hằng năm với mức độ gia tăng dân số Việt Nam được xem là một trong những nước có nhiều lợi thế về lao động. Sau hơn 30 năm đổi mới, mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do tình trạng gia tăng nhanh về dân số và lao động dẫn đến nhu cầu việc làm luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Đảng, Nhà nước và toàn xã hội giải quyết. Chương trình giải quyết việc làm quốc gia hằng năm vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu việc làm của người lao động. Để giải quyết vấn đề này thì xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp phù hợp, là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện tăng trưởng và phát triển bền vững gắn liền với công bằng xã hội. Cùng với thị trường lao động trong nước phục hồi mạnh mẽ trong 7 tháng đầu năm 2022, thị trường lao động ngoài nước cũng phát triển, nhất là sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát thì số người lao động được đưa ra nước ngoài làm việc tăng cao. Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, theo báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7/2022 là 10.285 người lao động, bằng 1.316,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 7/2021 là 781 lao động). Những thị trường có nhiều người lao động Việt Nam đến làm việc là Đài Loan (5.519 người lao động), Nhật Bản (4.278 người lao động), Singapore (158 người lao động), Hungari (67 người lao động), Trung Quốc (57 người lao động), Ba Lan (52 người lao động), Hàn Quốc (39 người lao động), Rumania (35 người lao động) và các thị trường khác. Trong 7 tháng đầu năm 2022, cả nước đã đưa 81.429 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 90,8% mục tiêu kế hoạch năm, trong đó có 29.990 lao động nữ. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Nhật Bản, tiếp đến là Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hungary, Rumani, Liên bang Nga, Ba Lan… [14] Thừa Thiên - Huế là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ, tuy nhiên đa phần người dân đều làm nông nghiệp và không có trình độ chuyên môn. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp nơi đây ở mức cao, nhiều lao động có xu hướng đi XKLĐ để cải thiện cuộc sống. Để giải 152 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... quyết tình trạng thất nghiệp ở một số bộ phận dân cư, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thúc đẩy chính sách xuất khẩu lao động, coi đây là một trong những hướng quan trọng để giải quyết áp lực về vấn đề lao động, việc làm, đẩy nhanh tiến trình xóa đói giải nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của ông Đặng Quang Tý, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ xuất khẩu lao độ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ảnh hưởng của dịch vụ xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đến sự hài lòng của người lao động: Trường hợp nghiên cứu tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư hợp tác quốc tế Daystar PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG NHẬT BẢN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ HỢP TÁC QUỐC TẾ DAYSTAR Nguyễn Như Phương Anh1,*, Nguyễn Thị Thúy Hà1 Tóm tắt: Xuất khẩu lao động có vai trò rất quan trọng, vừa giải quyết việc làm, vừa giúp người lao động có thu nhập, tạo điều kiện học nghề, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến để làm giàu, thoát nghèo đối với người lao động ở tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã hình thành được thị trường xuất khẩu lao động ra nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, các nước Trung Đông… [8]. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc phỏng vấn 110 khách hàng sử dụng dịch vụ xuất khẩu lao động tại Công ty TNHH Đầu tư Hợp tác quốc tế Daystar. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Khả năng giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động” có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người lao động khi sử dụng dịch vụ xuất khẩu lao động. Bài báo này cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao động cũng như thỏa mãn khách hàng tốt hơn tại Công ty Daystar. Từ khóa: Xuất khẩu lao động, sự hài lòng, người lao động, Daystar, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số hơn 98 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. 1 Trường Đai học Kinh tế - Đại học Huế * Tác giả liên hệ. Email: nguyennhuphuonganh@hce.edu.vn Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 151 Hằng năm với mức độ gia tăng dân số Việt Nam được xem là một trong những nước có nhiều lợi thế về lao động. Sau hơn 30 năm đổi mới, mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do tình trạng gia tăng nhanh về dân số và lao động dẫn đến nhu cầu việc làm luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Đảng, Nhà nước và toàn xã hội giải quyết. Chương trình giải quyết việc làm quốc gia hằng năm vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu việc làm của người lao động. Để giải quyết vấn đề này thì xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp phù hợp, là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện tăng trưởng và phát triển bền vững gắn liền với công bằng xã hội. Cùng với thị trường lao động trong nước phục hồi mạnh mẽ trong 7 tháng đầu năm 2022, thị trường lao động ngoài nước cũng phát triển, nhất là sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát thì số người lao động được đưa ra nước ngoài làm việc tăng cao. Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, theo báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7/2022 là 10.285 người lao động, bằng 1.316,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 7/2021 là 781 lao động). Những thị trường có nhiều người lao động Việt Nam đến làm việc là Đài Loan (5.519 người lao động), Nhật Bản (4.278 người lao động), Singapore (158 người lao động), Hungari (67 người lao động), Trung Quốc (57 người lao động), Ba Lan (52 người lao động), Hàn Quốc (39 người lao động), Rumania (35 người lao động) và các thị trường khác. Trong 7 tháng đầu năm 2022, cả nước đã đưa 81.429 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 90,8% mục tiêu kế hoạch năm, trong đó có 29.990 lao động nữ. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Nhật Bản, tiếp đến là Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hungary, Rumani, Liên bang Nga, Ba Lan… [14] Thừa Thiên - Huế là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ, tuy nhiên đa phần người dân đều làm nông nghiệp và không có trình độ chuyên môn. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp nơi đây ở mức cao, nhiều lao động có xu hướng đi XKLĐ để cải thiện cuộc sống. Để giải 152 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... quyết tình trạng thất nghiệp ở một số bộ phận dân cư, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thúc đẩy chính sách xuất khẩu lao động, coi đây là một trong những hướng quan trọng để giải quyết áp lực về vấn đề lao động, việc làm, đẩy nhanh tiến trình xóa đói giải nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của ông Đặng Quang Tý, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ xuất khẩu lao độ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dịch vụ xuất khẩu lao động Sự hài lòng của người lao động Hàng hóa sức lao động nội địa Hoạt động mua bán Vai trò của xuất khẩu lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
140 trang 43 0 0
-
Nghiên cứu một số dịch vụ kinh doanh quốc tế: Phần 2
257 trang 16 0 0 -
87 trang 15 0 0
-
Sự gắn kết công việc của nhân viên, một nghiên cứu tổng quan
8 trang 14 0 0 -
Bản tin Canh tranh & người tiêu dùng Số 41 - 2013
32 trang 13 0 0 -
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh: Phần 2
110 trang 12 0 0 -
95 trang 12 0 0
-
26 trang 11 0 0
-
Luận Văn: Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho việt nam
53 trang 11 0 0 -
220 trang 10 0 0