Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dươngPhân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dươngTên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân, phong trào Đông Du,Việt Nam Quang Phục hội…Tên tuổi Phan Bội Châu còn gắn liền với hàng trăm bài thơ,hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế và vài ba vở tuồng chứa chan tinh thần yêu nước.Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng (Tố Hữu).Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi Hương Trường Nghệ. Năm 1904,ông sáng lập ra Hội Duy Tân, một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong tràoĐông Du. Trước lúc lên đường Đông Du, qua Trung Hoa, Nhật Bản để cầu ngoại việnvới bao hoài bão tung hoành, ông đã để lại cho các đồng chí bài thơ Xuất dương lưu biệt.Có thể nói, bài thơ này như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc vàthơ văn Phan Bội Châu.Xuất dương lưu biệt được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, làkhúc tráng ca biểu lộ tư thế, quyết tâm hăm hở, và những ý nghĩ cao cả mới mẻ của chí sĩPhan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.Hai câu đề tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả: Sinh nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi.Tự hào mình là đấng nam nhi thì phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều lạ (tửyếu hi kì). Suy rộng ra, là không thể sống tầm thường, không thể sống một cách thụ độngđể cho trời đất (càn khôn) tự chuyển dời một cách vô vị, nhạt nhẽo. Câu thơ thể hiện mộttư thế, một tâm thế rất đẹp về chí nam nhi, tự tin ở đức độ, tài năng của mình, muốn làm nên sự nghiệp to lớn, xoay chuyển đất trời, như ông đã nói trong một bài thơ khác: Dang tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù.Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảmnhận được cái khẩu khí anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại. Đấng nam nhi muồn làm nên điềulạ ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm như trong một vần thơ cổ: Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch, Lập thân tối hạ thị văn chương. (Tùy biên thi thoại – Viên Mai) (Bữa bữa những mong ghi sử sách, Lập thân xoáng nhất ấy văn chương)Đấng nam nhi muốn làm nên điều lạ ở trên đời ấy có một bầu máu nóng sôi sục: Tôiđược trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít, lúc còn bé đọc sách của cha tôi,mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu chết để thành đạo nhân, nước mắt dầm đìa rỏxuống ướt đẫm cả giấy…(Ngục trung thư)Phần thực ý thơ được mở rộng, tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xã hội vàtrong lịch sử: Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.Ngã là ta; tu hữu ngã nghĩa là phải có ta trong cuộc đời một trăm năm (bách niên trung).Câu thơ khẳng định biểu lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ yêu nước trong cảnh nước mấtnhà tan. Thiên tải hậu là nghìn năm sau, là lịch sử của đất nước và dân tộc há lại khôngcó ai (để lại tên tuổi) ư? Hai câu 3, 4 đối nhau, lấy cái phủ định để làm nổi bật điều khẳngđịnh. Đó là ý thơ sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọitrách nhiệm mà lịch sử giao phó. Ý tưởng đẹp này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đạicủa các vĩ nhân trong lịch sử:Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội có, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng camlòng (Trần Quốc Tuấn). - Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (Văn Thiên Tường)Lấy cái hữu hạn bách niên của một đời người đối với cái vô hạn thiên tải của lịch sử dântộc, Phan Bội Châu đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc, hào hùng biểu lộ quyết tâm vàkhát vọng trong buổi lên đường. Vì thế, trên bước đường cách mạng giải phóng dân tộc,trải qua muôn vàn thử thách và nguy hiểm, ông vẫn bất khuất, lạc quan: Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! (Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đông)Phần luận, tác giả nói về sự sống và cái chết, nói về đường công danh. Đây là một ýtưởng rất mới khi ta soi vào lịch sử dân tộc những năm dài đen tối dưới ách thống trị củathực dân Pháp. Khi non sông đã chết, đã bị ngoại bang xâm chiếm, giày xéo thì thân phậndân ta chỉ là kiếp trâu ngựa, có sống cũng nhơ nhuốc nhục nhã. Trong hoàn cảnh ấy cónấu sử sôi kinh, có chúi đầu vào còn đường kinh sử cũng vô nghĩa. Sách vở của Thánhhiền liệu có ích gì trong sự nghiệp cứu nước cứu nhà: Non sông đã chết sống thêm nhục, Thánh hiền còn đâu học cũng hoàiPhan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Ông nói ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn lớp 11 Văn mẫu lớp 11 Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương Tác giả Phan Bội ChâuTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 3369 1 0
-
Nghị luận về câu nói: 'Hãy cho tôi một điểm tựa. Tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên'
3 trang 1215 0 0 -
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 782 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 737 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 702 0 0 -
5 trang 682 5 0
-
6 trang 604 0 0
-
2 trang 454 0 0
-
Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
8 trang 452 0 0 -
Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ
3 trang 391 4 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0