Danh mục

Phân tích bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.24 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các em học sinh lớp 8 có thể tham khảo và phân tích tốt bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông về người anh hùng, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, mời các em tham khảo bài văn mẫu "Phân tích bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Bằng dòng cảm xúc mãnh liệt, bài thơ Cảm tác vào nhà ngụcQuảng Đông như một khúc tráng ca vĩ đại và hào hùng, thể hiện rõphong thái ung dung, đuờng hoàng và khí phách kiên cường, bất khuấtvượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu,trong những ngày bị chính quyền quân phiệt Trung Hoa bắt giam. Nhà ngục – đó là nơi chôn vùi ý chí chiến đấu của con người, là bóng đen mờmịt với những mưu đồ, cạm bẫy trỗi dậy, rình rập sự sống. Vậy mà đốivới Phan Bội Châu, đó chỉ là nơi thử lửa, là một “nhà trọ” cho nhữngbước chân bôn tẩu cách mạng tạm dừng. Không phải ngẫu nhiên mà đầu đề của bài thơ là Cảm tác vào nhà ngụcQuảng Đông. Ra đời giữa chốn lao tù, nơi hiện hình của những bóng matội ác ghê tởm, con người dễ dàng bị nuốt chửng vào vòng quay của nóbởi sự bất lực và nỗi sợ hãi tầm thường. Bài thơ bằng chữ Hán vẫnkhông hề làm vơi đi tinh thần, khí khái làm người “xoay chuyển cànkhôn”. Những câu thơ tuôn ra từ chính tấm lòng của nhà thơ, là lờikhẳng định chắc nịch cho quan niệm người anh hùng:Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưuChạy mỏi chân thì hãy ở tù Dẫu rằng là cảnh thân tù, “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tùbằng nghìn thu ở ngoài), lời thơ của cụ Phan Bội Châu vẫn giữ được cáiđiềm tĩnh, thoải mái của một con người luôn tự tin, lạc quan trước mọihoàn cảnh, đó là tinh thần của bậc đại trượng phu với ý chí “uy vũ bấtnăng khuất” (uy vũ không thể khuất phục). Trong tù, con người ấy đã phải chịu mọi nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, nhữngđòn tra tấn dã man của kẻ thù, phải hằng ngày đối diện với khổ đau, đóirét và những tiếng rền rĩ , gào thét của biết bao thân tù hãm vang dộitrong bốn bức tường khắc khổ, âm u. Vậy mà, câu thơ dường như khôngcó một phút nào nhường chỗ cho con người yếu mềm. Tất cả đều đượclấp đầy bởi bức tranh con người sừng sững đứng giữa đất trời: Ta đã bônba giữa năm châu bốn biển, ta vì dân vì nước mà ở tù, ta lên tiếng đòiquyền tự do, quyền làm người chính đáng cho dân tộc ta, cớ sao ta lạiphải chịu nhún nhường khuất phục trước bọn phản dân, hại nước kia?Cho nên cái lồng con con ấy, nào có là gì trước tư thế hiên ngang, lẫmliệt của trang “hào kiệt”, tu mi nam tử đầu đội trời chân đạp đất và bậc“phong lưu” có cái lịch lãm, hào hoa. Câu thơ là sự đối lập hoàn toàn giữa một bên là sự lớn lao, vĩ đại của mộtbậc anh hùng, hào kiệt và một bên là lũ ô hợp, hèn hạ, tầm thường. Đồngthời, với khẩu khí ngang tàng, cái hất hàm cười cợt, coi thường cái chết,Phan Bội Châu đã giúp ta hình dung ra tư thế của một con người luônchủ động, luôn làm chủ hoàn cảnh, ngẩng cao đầu ngạo nghễ với laolung. Hai câu thực là phút ngoảnh nhìn về những biến cố cuộc đời mà người cáchmạng đã trải qua:Đã khách không nhà trong bốn biểnLại người có tội giữa năm châu Trong cái khoảng trời đất bao la, khôn cùng kia, người anh hùng chẳng tìmthấy được một mái ấm, một quê hương. Bởi nhà đã tan, nước đã mất!Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của một người con yêu nước, một nhà cáchmạng chưa làm được gì cho dân tộc phải tạm dừng chân ở chốn lao tù.“Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”, giờ đây, tạm nghỉ chốn này, tâm hồn củacụ vẫn đang hướng về mảnh đất tổ tiên đang bị giày xéo bởi kẻ thù thựcdân. Ngẫm mà thấy đau cho một tấm lòng suốt đời vì sự nghiệp cứu nước lại kếtthúc bước chân kiêu bạc tại chốn lao tù, cô độc, bởi phải mang tiếng làcó “tội giữa năm châu”. Phép đối trong hai câu thực “Đã – Lại” càngkhiến cho những gió cát cuộc đời người anh hùng như dồn dập như khắcnghiệt hơn. Nhưng nếu như nghĩ rằng câu thơ có một chút hơi hướngcủa sự bi lụy thì thật là sai lầm. Đặt nỗi đau khổ của nhà cách mạng vàokhông gian rộng lớn của bốn biển, năm châu, ta nhận ra tầm vóc lớn laophi thường của người tù yêu nước Phan Bội Châu. Đã dấn thân vào hoạtđộng cách mạng, trong hoàn cảnh bị bủa vây truy đuổi bởi kẻ thù, nhưngPhan Bội Châu vẫn kiên định không sờn lòng nản chí. Từ giọng điệu trầm hùng mà thống thiết, mạch cảm xúc của nhà thơ đượcnâng lên một tầm cao hơn không chỉ là cái tráng chí được hô to gọi lớn,không phải là một sự trấn an cho tinh thần mà là một lời nói tâm huyếtvới biết bao hoài bão, lý tưởng tốt đẹp:Bủa tay ôm chặt bồ kinh tếMở miệng cười tan cuộc oán thù Không phải hành động”giang tay” mà là cái “bủa tay ôm chặt” mạnh mẽ đãnói lên lý tưởng cao đẹp của một người anh hùng. Dầu đơn độc, cụ vẫnsống vẫn đợi chờ, lạc quan tin tưởng, vẫn ung dung ngạo nghễ trong cốtcách của một trang hào kiệt, một bậc phong lưu. Đó là vì lý tưởng caođẹp ,là sự nghiệp cứu nước, cứu dân mà suốt đời cụ luôn ấp ủ:Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửaXối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”(Bài ca chúc Tết thanh niên ) Giấc mộng làm trai gắn với những ...

Tài liệu được xem nhiều: