Danh mục

Phân tích các yêu cầu đối với tư vấn pháp luật bằng lời nói

Số trang: 8      Loại file: docx      Dung lượng: 24.66 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Phân tích các yêu cầu đối với tư vấn pháp luật bằng lời nói" gồm có những ý chính như: Khái niệm Tư vấn pháp luật; Tư vấn pháp luật bằng lời nói; Các yêu cầu đối với tư vấn pháp luật bằng lời nói; Đánh giá hoạt động tư vấn pháp luật bằng lời nói. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yêu cầu đối với tư vấn pháp luật bằng lời nói PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẰNG LỜI NÓI 1. Khái niệm Tư vấn pháp luật Đối với hoạt động tư vấn pháp luật, hiện nay có rất nhiều quan niệm, định nghĩa được đưa ra. Trong cuốn Sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật, tác giả định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là một dịch vụ nghề nghiệp đặc biệt, có hợp đồng, do những cán bộ có trình độ và được đào tạo chuyên sâu về pháp luật với những kinh nghiệm đặc biệt, thực hiện một cách khách quan, độc lập cho tổ chức của khách hàng để xác định rõ các vấn đề pháp luật, phân tích và kiến nghị các giải pháp giải quyết vấn đề đó, đồng thời giúp đỡ thực hiện các vấn đề này khi được yêu cầu”. Tại điều 28 Luật luật sư đưa ra khái niệm: “tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ”. Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng xử sự đúng pháp luật, cung cấp các loại dịch vụ giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, tư vấn pháp luật chỉ là cung cấp thông tin, đưa ra giải pháp còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người được tư vấn, người tư vấn viên không được và không thể quyết định thay cho khách hàng. Tùy thuộc vào cách thức mà chúng ta có tư vấn pháp luật bằng lời nói và tư vấn pháp luật bằng văn bản. 2. Tư vấn pháp luật bằng lời nói 2.1. Khái niệm Theo từ điển tiếng Việt, “nói” là phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp. Từ điển Bách khoa toàn thư đưa ra định nghĩa: “Nói là phát ra những âm thanh mang ý nghĩa thông tin, tâm tư tình cảm, diễn đạt kiến thức bằng lời, từ ngữ”. Như vậy, nói chính là một hoạt động của con người, là phương tiện để giao tiếp giữa con người với nhau. Do đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm tư vấn pháp luật bằng 1 lời nói như sau: Tư vấn pháp luật bằng lời nói là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ trong hoạt động nghề nghiệp để truyền đạt thông tin tới người được tư vấn nhằm cung cấp ý kiến pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn khác ngoài tố tụng theo yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình tư vấn bằng lời nói, tùy vào tình huống mà chúng ta có thể tư vấn trực tiếp; tư vấn qua điện thoại, tổng đài; tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình hoặc tư vấn trực tiếp. 2.2. Các yêu cầu đối với tư vấn pháp luật bằng lời nói 2.2.1. Yêu cầu về nội dung a. Nói đúng pháp luật Đây là yêu cầu quan trọng nhất trong hoạt động tư vấn pháp luật. Mọi nội dung người tư vấn pháp luật trình bày với khách hàng phải đúng pháp luật. Nói đúng pháp luật là việc người tư vấn khi phân tích vấn đề, hồ sơ vụ việc, trình bày phương án tư vấn,.. phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa là trong các bước trình bày giải pháp tư vấn, người tư vấn phải viện dẫn đúng văn bản, điều luật, khoản, điểm liên quan đến vấn đề của khách hàng, pháp luật quy định cụ thể như thế nào để từ đó hướng dẫn khách hàng áp dụng quy định của pháp luật đúng và hiệu quả. Như vậy, muốn tư vấn đúng pháp luật, trước tiên, người tư vấn phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, có kinh nghiệm áp dụng pháp luật để giải quyết từng tình huống thực tiễn. Quy định pháp luật phải đặt trong cả hệ thống pháp luật. Ví dụ: để xác định một người có quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp hay không, người tư vấn không chỉ cần nắm rõ Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, mà có thể tùy từng trường hợp cần áp dụng cả Luật Viên chức hay Luật cán bộ, công chức,… Việc nói đúng pháp luật là một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với người tư vấn pháp luật. Trong trường hợp tư vấn không đúng pháp luật, người tư vấn còn phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng. b. Nói đầy đủ nội dung Khi tư vấn pháp luật bằng lời nói, người tư vấn phải nói đủ những nội dung liên quan đến vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn. Ví dụ: Khi khách hàng muốn tư vấn về 2 việc góp vốn thành lập doanh nghiệp, nhiệm vụ của người tư vấn không chỉ xác định những tài sản nào có thể góp vốn, thủ tục như thế nào mà còn cần phải chỉ rõ cho khách hàng: nếu góp vốn bằng những tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở,.. thì những rủi ro nào có thể xảy ra đối với người góp vốn và liệu có phương án thay thế nào hay không? Như vậy, nói đầy đủ nội dung khi thực hiện tư vấn pháp luật có nghĩa là phải đề cập toàn bộ các khía cạnh của vấn đề, bao gồm cả những lợi thế và hạn chế đối với khách hàng, tránh tư vấn phiến diện, thiếu nội dung dẫn đến việc khách hàng không lường hết những khó khăn, bất lợi có thể gặp phải theo phương án tư vấn. c. Nói một cách khách quan, không tùy tiện, không suy diễn Khi tư vấn pháp luật bằng lời nói, người tư vấn phải nói một cách khách quan. Nói một cách khách quan là việc trình bày những diễn biến, trạng thái chân thực của sự việc diễn ra và đánh giá, nhận định sự việc dựa trên sự thật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của người tư vấn. Để có được sự thật khách quan, người tư vấn cần thông qua việc nghe, quan sát khách hàng trình bày vụ việc; qua việc tìm kiếm, khai thác thông tin, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của vụ việc. d. Nói có căn cứ Khi người tư vấn nêu vấn đề, phân tích vấn đề hay lập luận vấn đề đều phải căn cứ vào cơ sở pháp lý và thực tiễn. Đây là hau căn cứ tồn tại song song và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Căn cứ thực tế để có thể áp dụng chuẩn xác quy định của pháp luật, căn cứ pháp lý là cơ sở để giải quyết vấn đề của thực tế. Do khách hàng đa số là những người đang gặp vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật nên điều họ cần ở người tư vấn là chỉ rõ cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề và vụ việc của họ được giải quyết thế nào theo quy định của pháp luật. Để thuyết phục khách hàng, người tư vấn cần đưa ra các căn cứ để từ đó phân tích vụ việc chứ không đ ...

Tài liệu được xem nhiều: