Danh mục

Phân tích cơ cấu đầu tư và một số nhân tố tác động đến khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.31 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày nghiên cứu phân tích cơ cấu đầu tư trong khủng hoảng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với bộ số liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2007-2015 trên 9 tỉnh thành Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An và được thực hiện 2 năm 1 lần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích cơ cấu đầu tư và một số nhân tố tác động đến khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 115 PHÂN TÍCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Phùng Minh Đức* Phạm Văn Nghĩa ** TÓM TẮT: Bài báo trình bày nghiên cứu phân tích cơ cấu đầu tư trong khủng hoảng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam với bộ số liệu điều tra DNNVV giai đoạn 2007-2015 trên 9 tỉnh thành Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An và được thực hiện 2 năm 1 lần. Kết quả phân tích từ các mô hình hồi quy cho khẳng định đầu tư cho lao động và đầu tư cho máy móc thiết bị có đóng góp quan trọng đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm thì khả năng phục hồi càng nhanh hơn, bên cạnh đó yếu tố xuất khẩu cũng tác động đến khả năng phục hồi của DNNVV. Từ khóa: DNNVV, cơ cấu đầu tư, khả năng phục hồi 1. GIỚI THIỆU: DNNVV là một bộ phận ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam . Theo thống kê mới nhất, hiện có đến trên 97% số doanh nghiệp trong cả nước là DNNVV, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào thu ngân sách nhà nước, giải quyết 50% việc làm cho toàn xã hội, vì vậy Nhà nước ta đã và đang đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của khối các DNNVV. Chẳng hạn, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động của DNNVV như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, quyết định 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 và Quyết định 58/2013/TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV…Điều này chứng tỏ rằng sự phát triển của DNNVV là rất quan trọng với nền kinh tế và đang được nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào cơ cấu đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và các nhân tố tác động đến khả năng phục hồi của các DNNVV Việt Nam thuộc 9 tỉnh trong cả nước * Khoa Toán kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam. ** Khoa Toán kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: nghia25ktqd@gmail.com - ĐT: 0912039311 116 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các DNNVV nhằm huy động tối đa nguồn lực để hỗ trợ phát triển kinh tế. Vì vậy, trong các năm gần đây, các vấn đề liên quan đến DNNVV luôn được nhiều cá nhân tổ chức quan tâm nghiên cứu, trong đó có vấn đề ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp DNNVV. Khi nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến các DNNVV ở Trung Quốc (2010) Huang Dechun, Ju Kang đã đưa ra kết luận: Các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc về kinh tế, lao động, việc làm, sự ổn định và phát triển xã hội, căn cứ vào chỉ số tăng trưởng của 218 DNNVV trên địa bàn Thượng Hải và Thâm Quyến với phương pháp phân tích Cluster các tác giả cho thấy năm 2008 các DNNVV Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng lề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Khi nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến các DNNVV ở Anh, M cowling và Wliu (2014) đã chỉ ra rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Anh, trên 40% doanh nghiệp giảm việc làm và trên 50% số doanh nghiệp bị sụt giảm về doanh thu. Mặc dù vậy, theo kết quả điều tra thì ba phần tư trong số các doanh nghiệp chịu tác động của khủng hoảng có quyết tâm phục hồi doanh nghiệp trở lại và nghiên cứu kết luận rằng yếu tố nhân lực trình độ cao và trình độ chuyên môn của lao động quyết định đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Nghiên cứu về khả năng phục hồi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mĩ, Bin Zhou(2016) cho rằng hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiểu biết tương đối chính xác về quản trị doanh nghiệp. Những lý do chính để thực hiện khôi phục doanh nghiệp chủ yếu là nội bộ, bao gồm giảm chi phí, cải thiện tỷ suất lợi nhuận, cải thiện việc sử dụng tối đa công suất nhà máy và duy trì vị thế cạnh tranh. Cuối cùng, bài viết cung cấp bằng chứng rằng các rào cản mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải liên quan đến quản lý hoặc các yếu tố liên quan đến trình độ của chủ doanh nghiệp và trình độ chuyên môn của lao động là yếu quyết định chính đến sự phát triển của doanh nghiệp. Có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến DNVVN như: tiêu chí xác định DNVVN; vai trò, đặc điểm của DNVVN, và sự phát triển của các DNNVV. Ngoài ra, cũng có không ít các đề tài nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tới khối các DNVVN như Nguyễn Thị Hải Ninh (2012), đã nêu ra hệ thống lí luận về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đối với DNNVV Việt Nam, các DNNVV Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ giảm mạnh dẫn đến nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất hoặc phá sản. Các nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là: Các doanh nghiệp này có nguồn lực hạn chế, khả năng tiếp cận vốn thấp khi lạm phát tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng cao bên cạnh đó kinh tế thế giới suy giảm kéo theo các hợp đồng xuất khẩu bị cắt giảm. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: