Danh mục

Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 14

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ, yêu cầu Bình lọc dầu dùng để lọc sạch dầu trong hệ thống bôi trơn. Trong quá trình sử dụng, do sự bào mòn của các chi tiết nên sinh ra mùn kim loại, muội dầu, chất nhựa và tạp chất khác làm bẩn dầu, do đó dầu phải thường xuyên được lọc sạch thì mới bảo đảm cho động cơ làm việc được bình thường. Tất cả các động cơ hiện đại đều được trang bị bộ phận làm sạch dầu liên tục, nhờ đó giảm đáng kể mức độ hao mòn các chi tiết và kéo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 14 -1- Chương 14: Bình lọc dầu1. Nhiệm vụ, yêu cầu Bình lọc dầu dùng để lọc sạch dầu trong hệ thống bôitrơn. Trong quá trình sử dụng, do sự bào mòn của các chi tiếtnên sinh ra mùn kim loại, muội dầu, chất nhựa và tạp chấtkhác làm bẩn dầu, do đó dầu phải thường xuyên được lọc sạchthì mới bảo đảm cho động cơ làm việc được bình thường. Tất cả các động cơ hiện đại đều được trang bị bộ phận làmsạch dầu liên tục, nhờ đó giảm đáng kể mức độ hao mòn các chitiết và kéo dài thời gian phục vụ của dầu. Trong động cơ có thểlàm sạch dầu bằng ba phương pháp : lọc lắng, lọc bằng ly tâm. -2- Tùy thuộc vào mức độ làm sạch của các loại bầu lọc màmỗi loại bầu lọc có một yêu cầu về kết cấu và khả năng làmsạch của chúng cũng khác nhau bởi vì chúng được lắp đặt ởnhững vị trí khác nhau và làm những nhiệm vụ lọc sạch vớimức độ sạch khác nhau. - Điều kiện làm việc Do làm việc với dầu các tạp chất trong dầu nên chịu sự ănmòn hóa học chịu ma sát và hao mòn do chuyển động củadầu, cho nên cần phải định kì bảo dưỡng bình lọc dầu. Bìnhlọc dầu ly tâm chịu áp suất và nhiệt độ. Áp suất giảm nhiệt độthấp thì tốc độ quay sẽ giảm, khả năng phân ly những bụi bẩntrong dầu sẽ giảm đi rất nhiều.2. Phân loại a. Bình lọc thô Theo cấu tạo của phần tử lọc, người ta chia lọc thô ra các loại: lọc qua sợi,qua đĩa, qua tấm lọc. Trên hình 3.11 trình bày cấu tạo bình lọc thô kiểu tấm khe hở. Bầu lọc thô dùng để làm sạch dầu bước đầu, bầu lọc thôgồm có vỏ trên, vỏ dưới, trục lõi lọc (gồm có các lá lọc và láchêm xếp xen kẽ nhau, giữa hai lá lọc và lá chêm có khe hở0,08 mm, ở mỗi khe hở có xen một lá gạt cặn). Lõi lọc bắt vào trục lõi lọc, đầu trên của trục bắt ra ngoài vỏ bầu lọc có taihồng (tay quay) vặn chặt. -3- Nguyên lý làm việc: Dầu vào (theo đường mũi tên ) đi quakhe hở giữa lá lọc và lá chêm giữa, tạp chất sẽ bị giữ lại, còndầu bôi trơn tương đối sạch đi vào giữa lõi lọc rồi ra ở đườngdầu (theo đường mũi tên ra ). Sau đó dầu đi vào đường dầuchính của động cơ. Vặn tay quay của lõi lọc thì có thể gạt đượcnhững cặn bẩn đọng lại ở trong khe hở của lõi lọc. Cặn bẩnnày lắng xuống đáy bầu lọc. Đến một thời gian nào đó thì tháoốc ở đáy để xả dầu bẩn ra ngoài. Nếu lõi lọc quá bẩn, dầu sẽkhông đi qua được thì viên bi thép của van an toàn sẽ bị áp lựcdầu đẩy mở ra, dầu qua đó trực tiếp đi vào đường dầu chính.Van an toàn 1 sẽ mở khi lọc tắc, đưa dầu bôi trơn đi bôi trơn(không qua lọc ). -4- Hình 3.11. Bình lọc thô kiểu tấm khe hở 1. viên bi van an toàn; 2. trục lá gạt cặn; 3. lá gạt cặn; 4. những lá dọc; 5. lá chêm giữa; 6. lá dọc; 7. ốc xả cặn dầu; 8. cốc lắng cặn; 9. vỏ bầu lọc trên; 10. phớt chắn dầu; 11. mũ ốc chắn dầu; 12. trục giữa của bầu lọc; 13. tay quay Lọc qua khe có kích thước hạt giữ lại khoảng ( 0,07  0,12 ) mm, tốc độ dầuqua lọc khoảng (6 12 ) cm/s, sức cản thủy động khoảng(0,20,5)KG/cm2. Các bình lọc thô lọc toàn bộ số dầu tuầnhoàn trong máy. Để nâng cao sức sống cho máy và để có thểsửa chữa, thay thế ruột lọc trong lúc máy vẫn làm việc, người tathường đặt hai tấm lọc thô làm việc song song và bố trí vanba ngả để điều khiển sự làm việc độc lập hay song hành củachúng. b. Bầu lọc tinh Bầu lọc tinh có thể lọc được các tạp chất có đường kính hạt rất nhỏ đến0,1m. Do đó sức cản của lọc tinh rất lớn nên phải lắp theo -5-mạch rẽ và lượng dầu phân nhánh qua lọc tinh không quá 20%lượng dầu của toàn mạch. Dầu sau khi qua lọc tinh thường trởvề cacte. Bầu lọc tinh dùng để lọc sạch dầu làm cho dầu trở nêntinh khiết trước khi đưa vào bôi trơn. Trong bầu lọc có lắpống trung tâm. Thân ống có lỗ nhỏ. Miệng dưới của ống bắtvới lỗ dầu ra và lỗ dầu vào, vỏ bầu lọc lắp với ống dầu vào.Nắp bầu lọc bắt chặt với đầu trên ống trung tâm bằng đai ốc.Lõi lọc lồng vào ống trung -6-tâm, trên và dưới có tấm chắn. Phía trên cũng có lò xo ép chặt.Lõi lọc tinh phần lớnlàm bằng giấy ép và sợihóa học. Lõi lọc giấy gồm có lá lọc bằng giấy khoét rỗng và lá lọc bằng giấy khôngkhoét xếp xen kẽvới nhau. Cấu tạo của bầu lọc tinh ( hình 3.12 ) bao gồm các phần tử cơ bản sau: Hình 3.12. Bầu lọc tinh1. bulông; 2. lò xo giữ; 3. nắp bầu lọc; 4. tấm giữ; 5. bộ phậnlọc; 6. lỗ dầu vào; 7. vỏ bầu lọc; 8. lưới lọc; 9. ốc xả cặn dầu;10. lỗ dầu ra; 11 và 12. tấm lọc bằng giấy khoét rỗng và khôngkhoét; 13. ống trung tâm; 14. ống chuẩn để lắp các tấm lọc Nguyên lý làm việc: Một phần dầu bôi trơn ở bầu lọc thôđưa đến, đi qua lỗ dầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: