Danh mục

Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 585.55 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀINgành nông nghiệp nước ta vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu nềnkinh tế quốc dân. Do việc đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, hiện đại hóa nôngnghiệp trong những thập niên tới được coi là một trong những nhiệm vụ cực kỳquan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến TrePhân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện ThạnhPhú tỉnh Bến Tre CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành nông nghiệp nước ta vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu nềnkinh tế quốc dân. Do việc đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, hiện đại hóa nôngnghiệp trong những thập niên tới được coi là một trong những nhiệm vụ cực kỳquan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Thực hiện đường lối đổimới của Đảng, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạtnhiều chuyển biến hết sức quan trọng. Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nôngnghiệp và nông thôn theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong nôngnghiệp và phát triển các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp, phát triển nôngthôn để tăng sản lượng hàng hóa, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chếbiến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời phát triển nông thôn tạo công ăn, việc làmvà tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Đảng và nhà nước đã đổi mới cơchế, đã nhận thấy vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong việc phát huy tiềm lựckinh tế, nhưng kinh tế hộ đa phần là làm theo kinh nghiệm, theo tập quán sảnxuất. Thêm vào đó là kinh tế hộ chịu sự tác động diễn biến phức tạp của thịtrường và thời tiết dẫn đến tiềm năng chưa khai thác hết. Trong khi kinh tế hộ cóvai trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của mỗi hộ và tạo nguồnnguyên liệu cho công nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người giảm do quymô dân số và lao động nông thôn còn quá lớn, áp lực nhân khẩu đè nặng lên quỹđất và tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Tình trạng sâu bệnh, dịch hại trongcanh tác nông sản ngày một phức tạp. Từ đó, cần phải có những chính sách phùhợp để phát huy thế mạnh của từng vùng từng địa phương cụ thể. Các hộ nôngdân cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi, da dạng hóa các mô hình sản xuất, đặc biệt là nhạy bén nắm bắt nhu cầuthị trường ở từng thời điểm. Muốn có biện pháp phát triển kinh tế hộ, chúng tacần phải biết được tình hình sản xuất hiện nay của các nông hộ như thế nào, sosánh hiệu quả giữa các mô hình sản xuất, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục 1GVHD: Th.S Tống Yên Đan SVTH: Nguyễn Thị Ngọc ThấmPhân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện ThạnhPhú tỉnh Bến Trenhững khó khăn, đồng thời phát huy thế các thế mạnh của các mô hình sản xuấtcó hiệu quả. Nhận thấy được tầm quan trọng của kinh tế hộ và các yêu cầu pháttriển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay. Em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quảhai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnhBến Tre”.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích các mô hình sản xuất phổ biến ở một số xã của huyện như môhình lúa đơn, tôm – lúa. Phân tích cụ thể từng mô hình và các nhân tố tác độngđến mô hình, qua đó đề xuất một số biện pháp phát triển một cách bền vững hiệuquả sản xuất của hộ nông dân ở huyện Thạnh Phú. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để giải quyết được mục tiêu trên thì đề tài phải đáp ứng được các mụctiêu cụ thể sau: + Phân tích từng mô hình sản xuất. + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình. + So sánh hiệu quả của các mô hình sản xuất. + Những thuận lợi, khó khăn của các mô hình sản xuất. + Đề xuất một số biện pháp phát triển để tăng hiệu quả sản xuất.1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Kiểm định thu nhập, chi phí của mô hình các mô hình. + Kiểm định thu nhập để khẳng định sự khác nhau giữa mô hình chuyênlúa và tôm - lúa, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh. + Kiểm định về chi phí: kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các môhình, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Mô hình sản xuất nào mà hộ đang áp dụng? - Các giống loài chủ yếu nào được nuôi trồng ở từng mô hình? - Các chi phí và thu nhập phát sinh ở từng mô hình như thế nào? - Các thông tin về thị trường đầu ra của các sản phẩm sản xuất được thểhiện như thế nào? 2GVHD: Th.S Tống Yên Đan SVTH: Nguyễn Thị Ngọc ThấmPhân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện ThạnhPhú tỉnh Bến Tre - Những trở ngại trong việc tiêu thụ các sản phẩm thể hiện ra sao? - Kết quả thu được từ việc thực hiện các mô hình là gì?1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Do địa bàn nghiên cứu tương đối rộng, thời gian lại không nhiều nên luậnvăn chỉ được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại 3 xã: Thới Thạnh, An thuận,An Qui của huyện Thạnh Phú 1.4.2. Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2006 – 2007. Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ tháng 3/2008 đến 4/2008. Luận văn được thực hiện từ ngày 11/02/2008 đến ngày 11/04/2008. 1.4.2. Nội dung đề tài Luận văn đề cập đến các nội dung sau: - Phân tích hiệu quả của các mô hình. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các mô hình. - So sánh hiệu quả giữa các mô hình.1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nguyễn Trung Cang (2004): “ Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa ở ĐồngTháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, Chương trình nghiên cứu Việt Nam-HàLan; phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo quymô, diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thểchế chính sách đóng vai trò tích cực tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: