Với mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người, được sự khích lệ và giúp đỡ của các anh chị, tôi sẽ viết các bài hướng dẫn sử dụng MetaStock để có thể giúp những ai yêu thích phân tích kỹ thuật tiếp cận nhanh và hiệu quả phần mềm phân tích chứng khóan rất mạnh này.
Các thông tin phục vụ cho bài viết này được lấy chủ yếu từ MetaStock Help, MetaStock Manual và các trang web nước ngoài có liên quan. Vì có nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh khó nên việc chuyển sang nghĩa tiếng Việt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu
Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu
A- HƯỚNG DẪ SỬ DỤNG METASTOCK
Hướng dẫn sử dụng Metastock cơ bản ( Phần 1 )
11.02.2008 12:02
Với mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người, được
sự khích lệ và giúp đỡ của các anh chị, tôi sẽ viết các
bài hướng dẫn sử dụng MetaStock để có thể giúp
những ai yêu thích phân tích kỹ thuật tiếp cận nhanh và
hiệu quả phần mềm phân tích chứng khóan rất mạnh
này.
Các thông tin phục vụ cho bài viết này được lấy chủ
yếu từ MetaStock Help, MetaStock Manual và các trang
web nước ngoài có liên quan. Vì có nhiều thuật ngữ
bằng tiếng Anh khó nên việc chuyển sang nghĩa tiếng
Việt tương đương chưa sát nghĩa (do trình độ có hạn),
mong các bạn góp ý thêm
1/. Cấu trúc dữ liệu và cách thức cập nhật dữ liệu
cho MetaStock
1.1. Cấu trúc dữ liệu của MetaStock:
Để có thể vẽ biểu đồ và thiết lập các chỉ báo phân tích, dự đoán cho chứng khoán bạn
phải có dữ liệu. Dữ liệu cho MetaStock được lưu trữ theo từng ngày và từng loại
chứng khoán bao gồm các thông tin sau: Ticker, Date, Open, High, Low, Close,
Volume, … (Mã chứng khoán, Ngày, Giá mở cửa, Giá khớp lệnh cao nhất , Giá khớp
lệnh thấp nhất, Giá đóng cửa, Khối lượng giao dịch, …)
MetaStock có thể sử dụng nguồn dữ liệu được lưu trữ trong máy tính cá nhân của bạn
(Local Data) hoặc dữ liệu RealTime Online được cung cấp qua Internet. Cách thông
thường có thể áp dụng được ở Việt Nam là dùng Local Data. Để có dữ liệu, bạn sẽ
phải tự cập nhật-convert thông tin theo kết quả giao dịch hàng ngày của các trung tâm
giao dịch chứng khoán hoặc DownLoad dữ liệu đã được convert sẵn từ các website:
www.bsc.com.vn, phantichcophieu.com, …
Dữ liệu cho MetaStock thường được cập nhật vào file dạng ASCII Text hoặc Excel.
Sau đó sẽ được convert vào MetaStock bằng The DownLoader. Về cơ bản, dữ liệu
cho MetaStock chỉ cần 2 thông tin là DATE và CLOSE. Tuy nhiên để có đầy đủ thông
tin phục vụ cho việc lập biểu đồ, thống kê, phân tích và dự báo thì nên cập nhật đủ
các nội dung sau: Ticker, Date, Open, High, Low, Close, Volume.
Dữ liệu dạng file ASCII Text có thể được tổ chức theo 2 cách: Có mô tả tên các
trường (field name) dữ liệu: Dòng đầu tiên của file sẽ chứa tên các trường dữ liệu,
từ dòng thứ 2 trở đi mới là dữ liệu chứng khoán. Bạn có thể không cần cập nhật hết
các thông tin nhưng bắt buộc phải có ít nhất 3 thông tin: Ticker, Date và Close. Ví dụ: ,
,,,,,,,, ACB,D,20061121,000000,120.0000,150.0000,119.0000,1 35.0000,56500,0
BBS,D,20061121,000000,27.5000,28.3000,27.5000,28.3 000,13300,0
Học nữa – học mãi 1
Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu
Mỗi dòng sẽ là dữ liệu của 1 chứng khoán, các cột số liệu phải được phân cách bằng
dấu “,”.
Không mô tả tên các trường (field name) dữ liệu. Nếu không mô tả tên trường thì
bạn phải nhập dữ liệu theo đúng thứ tự và đủ các thông tin như ví dụ nêu trên. Dữ
liệu dạng file Excel bắt buộc phải có mô tả tên các trường dữ liệu. Ví dụ:
TICKER DATE OPEN HIGH LOW CLOSE VOLUME
ACB 5/25/2007 166 168 165 167.5 56300
BBS 5/25/2007 27.5 28.3 27.5 28.3 13300
Tên các trường dữ liệu phải được mô tả tại dòng đầu tiên và viết đúng chính tả như ví
dụ trên. Dữ liệu phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của ngày (trường hợp dữ
liệu nhiều ngày). Cột DATE phải là text và có dạng mm/dd/yyyy (tháng/ngày/năm).
Các trường dữ liệu tương ứng với kết quả giao dịch của các sàn giao dịch như sau
OPEN HIGH LOW CLOSE VOLUME
Sài Gòn Giá đợt 1 Giá cao nhất 3 đợt Giá thấp nhất 3 đợt Giá đợt 3 Lượng GD
Hà Nội Giá mở cửa Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá đóng cửa Lượng GD
- Trường hợp tự cập nhật kết quả giao dịch hàng ngày vào file Excel:
+ Đối với sàn Hà nội thì lấy kết quả giao dịch từ trang web copy vào Excel sau đó xử
lý các cột giá có giá trị là “--” (tức không có giao dịch) bằng công thức IF(cột X=“--”,
Cột giá tham chiếu, cột X); Khối lượng giao dịch bằng công thức IF(cột KL=“--”,
0, cột KL x 100) do sàn Hà Nội sử dụng lô khớp lệnh là 100.
+ Đối với sàn Sài Gòn, bạn nên lấy kết quả từ bảng giá trực tuyến ở trang web
http://www.hsx.vn/; Lập một số công thức: Cột HIGH=MAX(giá khớp lệnh đợt 1, giá
KL đợt 2, giá KL đợt 3); Cột LOW=MIN(giá đợt 1, giá đợt 2, giá đợt 3) nhưng lưu ý
phải xử lý thêm trường hợp có giá trong 1 đợt nào đó bằng 0/hoặc không có giá;
Tương tự cũng phải xử lý giá OPEN, CLOSE nếu trong ngày có 1 chứng khoán nào đó
không có giao dịch thì phải lấy bằng giá tham chiếu để khi vẽ đồ thị đường biểu diễn
giá không bị tụt về 0; Khối lượng giao dịch x 10.
- Trường hợp sử dụng dữ liệu có sẵn từ các website: Dữ liệu convert của bsc.com
được chứa trong file [.dat] có tên là StockDay hoặc MarketDay; hoặc được gộp nhiều
ngày đến một ngày nào đó có tên là StockData hoặc MarketData (khác nhau chữ Day
hoặc Data trong tên file). StockDay/StockData chứa dữ liệu chứng khoán; MarketDay
và MarketData chứa dữ liệu của chỉ số VNINDEX.
Dữ liệu phantichcophieu.com thường được để trong file nén [.zip/.rar] gồm có 4 file
dạng text (.txt) hoặc excel (.xls) gồm: HoSTC (dữ liệu cổ phiếu sàn Sài Gòn), HaSTC
(cổ phiếu sàn Hà Nội), Fund (chứng chỉ quỹ) và Index (chỉ số Ha-Index và chỉ số VN-
Index).
Học nữa – học mãi 2
Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu
Hướng dẫn sử dụng Metastock cơ bản ( Phần 2 )
11.02.2008 15:30
...