Danh mục

Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến vĩ mô: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.88 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài báo này xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến số vĩ mô. Dữ liệu của mô hình được thu thập từ ấn phẩm Châu Á Thái Bình Dương năm 2013. Bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1990 đến 2014 với kỹ thuật phân tích theo mô hình tự hồi quy vectơ (Vector autoregression).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến vĩ mô: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam HỘI THẢO 'NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG' PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁC BIẾN VĨ MÔ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM ThS.Trịnh Thị Trinh, ThS. Lê Phương Dung Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trinhthitrinh10@gmail.com lephuongdung191@gmail.com TÓM TẮT Mục tiêu của bài báo này xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến số vĩ mô. Dữ liệu của mô hình được thu thập từ ấn phẩm Châu Á Thái Bình Dương năm 2013. Bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1990 đến 2014 với kỹ thuật phân tích theo mô hình tự hồi quy vectơ (Vector autoregression). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố lạm phát, tỉ giá hối đoái, chi tiêu chính phủ và lãi suất có ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách, còn nhân tố thuế không ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp và giống kết quả nghiên cứu của các tác giả Knoester và Mak (1994), Beck (1993), Knoester và Mak (1994) nghiên cứu trên thị trường các nước Châu Âu. Từ khóa: Thâm hụt ngân sách, mô hình VAR, biến số vĩ mô. 1. Giới thiệu Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng, lãi suất, thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái, và các biến số vĩ mô khác) là một trong những chủ đề tranh luận rộng rãi nhất của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển và đang phát triển. Từ những năm 1990, các nước Châu Âu như Thụy Điển và Đan Mạch cũng phải đối diện với tình huống thâm hụt ngân sách và các nước trên thế giới đều luôn phấn đấu để đạt mục tiêu quốc gia là có nhiều việc làm, tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Tuy nhiên, có rất ít quốc gia thành công trong việc tạo thế cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô và vi mô. Do đó, phát sinh câu hỏi: 'Tại sao một số nước lại nghèo, còn một số nước lại rất giàu? Hoặc, lý do nào mà một số nước phát triển nhanh hơn so với những người khác? Sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế vi mô - hiệu quả và vốn chủ sở hữu và các mục tiêu kinh tế vĩ mô - ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng thường vẫn chỉ xảy ra trong điều kiện lý tưởng. Như vậy, khái niệm về thâm hụt ngân sách đã trở thành một vấn đề xã hội và chính trị lớn. Các nhà hoạch định chính sách của các nước đang phát triển như Việt Nam cần phải rất cẩn thận trong việc xây dựng các chính sách và xây dựng ngân sách. Nếu một quốc gia phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách thì kết quả làm giảm tiết kiệm quốc gia cả lĩnh vực công và tư, do đó sẽ đẩy lãi suất cao và chèn ép đầu tư. Trong một nền kinh tế mở, nguồn cung giảm vốn vay dẫn đến lãi suất cao hơn và sẽ dẫn đến giảm đầu tư nước ngoài. Lãi suất cao hơn cũng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, những người muốn kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do đó, thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất (cả trong và ngoài nước) dẫn đến đầu tư nước ngoài ròng giảm. Bởi vì đầu tư nước ngoài ròng giảm, người dân cần ít ngoại tệ để mua tài sản nước ngoài và do đó tỷ giá hối đoái thực được đánh giá cao. Như vậy, trong nền kinh tế mở, thâm hụt ngân sách chính phủ làm tăng lãi suất thực, lấn đầu tư trong nước, tiếp tục xấu đi thâm hụt thương mại. Mức thuế (thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp…) và thâm hụt ngân sách là một trong những thước đo để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Về vấn đề này, bài viết này sẽ cố gắng để nghiên cứu mối quan hệ của thâm hụt ngân sách với các biến số kinh tế vĩ mô khác như tỉ giá hối đoái, lạm phát, chi tiêu chính phủ, lãi suất và thuế bằng việc sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1990 đến năm 2013 ở Việt Nam. 433 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Các nghiên cứu thực nghiệm từ các nước Châu Âu và các nước khác 2.1. Nhân tố lãi suất Trên thế giới, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết quả mâu thuẫn và không nhất quán về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất. Evans (1985, 1987) và Barro (1987) đã tìm thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất ở Mỹ. Mặt khác, Hoelscher (1986) và Cebula và Koch (1989), cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang đã góp phần vào mức độ cao hơn về lãi suất. Knoester và Mak (1994) cho thấy chỉ có ở Đức (nằm trong số tám nền kinh tế OECD) là thâm hụt ngân sách chính phủ đóng góp đáng kể vào sự giải thích về lãi suất cao hơn. Evans (1985) cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang ảnh hưởng đến chi tiêu quốc gia và lãi suất trong khi Bernheim (1989) tìm thấy bằng chứng ngược lại. Bất kể các nghiên cứu khác nhau nhưng thực tế là sự hiện diện của thâm hụt ngân sách lớn ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Kristen và Felix (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất ở ba nước Pháp, Đức và Mỹ từ năm 1994 đến năm 2004, nhưng kết quả cho thấy không có ý nghĩa thống kê đối với hai biến này. 2.2. Nhân tố tỉ giá hối đoái Phần lớn các nghiên cứu cho rằng tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách trên tỷ giá hối đoái đã dẫn đến sự không chắc chắn về bản chất của mối quan hệ giữa hai biến. Krugman (1995) và Sachs (1985) lập luận rằng thâm hụt ngân sách thấp hơn làm giảm giá trị của đồng USD. Có rất nhiều tài liệu góp phần giữ quan điểm này, chủ yếu là trong trường hợp của Hoa Kỳ (Mundell, 1963; Fleming, 1963; Dornbusch 1976). Các nhà kinh tế khác, bao gồm Evans (1986) lập luận rằng mức thâm hụt thấp hơn có thể thực sự đánh giá cao của đồng USD trong ngắn hạn. Tác giả Beck (1993) kiểm tra ý nghĩa của thâm hụt ngân sách và thay đổi chi tiêu chính phủ đến tỷ giá ...

Tài liệu được xem nhiều: