Danh mục

Phân tích một số nguyên nhân gây hạn chế trong kết quả đào tạo sinh viên khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch – trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 671.96 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, trước tình hình đất nước có nhiều biến đổi, kinh tế phát triển nhanh và mạnh, các ngành ngoại thương, du lịch theo đó mà được mở rộng về quy mô, tiến bộ cả về chất và lượng. Bài viết trình bày các nguyên nhân chủ quan hạn chế trong kết quả đào tạo sinh viên khoa QTKD và DL; Các nguyên nhân khách quan hạn chế trong kết quả đào tạo sinh viên khoa QTKD và DL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích một số nguyên nhân gây hạn chế trong kết quả đào tạo sinh viên khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch – trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY HẠN CHẾ TRONG KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM Trần Văn Đạt* Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: tvdat@cntp.edu.vnTÓM TẮT Trong những năm gần đây, trước tình hình đất nước có nhiều biến đổi, kinh tế phát triểnnhanh và mạnh, các ngành ngoại thương, du lịch theo đó mà được mở rộng về quy mô, tiến bộcả về chất và lượng. Trước tình đó, để có thể đào tạo được những sinh viên Khoa Quản trị Kinhdoanh và Du lịch (QTKD&DL) có năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu xã hội, chúng ta, bêncạnh nỗ lực sáng tạo không ngừng, cũng cần phân tích thật kỹ lưỡng và trung thực những vấnđề còn tồn tại để hình thành nên những nguyên nhân gây cản trở, làm giảm sút chất lượng củakết quả đầu ra nơi các Cử nhân trẻ.Từ khóa: hạn chế đầu ra, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan1. CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN HẠN CHẾ TRONG KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SINHVIÊN KHOA QTKD VÀ DL Có nhiều nguyên nhân chủ quan làm hạn chế kết quả đào tạo sinh viên Khoa QTKD&DL. Trong số đó, nổi bật lên ba nguyên nhân sau: Một là, mặc dù giảng viên của Khoa đủ về lượng, đảm bảo về trình độ chuyên môn vàphương pháp sư phạm, nhưng tính liên kết trong hoạt động giảng dạy còn thấp, sự phối hợpchưa nhuần nhuyễn. Điều này thể hiện rõ qua việc mỗi giảng viên hầu như chỉ có thể dạy tốt trong ngành hẹpcủa mình với những phương pháp chuyên biệt và quan điểm theo ý mình. Các giảng viên cònyếu kiến thức liên ngành, mà chính kiến thức liên ngành sẽ góp phần giúp giảng viên triển khaivấn đề từ nhiều phương diện, giác độ hơn, bao quát hơn. Sự phối hợp giảng dạy càng yếu, không có một hệ thống chuẩn quy thật rõ ràng cho cảKhoa để định hình cách dạy cho từng giảng viên noi theo thì tình hình sẽ bát nháu, chồng chéonhau, cái dư lại thêm, cái thiếu lại cắt bỏ. Để khắc phục vấn đề này, Khoa và các bộ môn phảicần xây dựng một chuẩn mực phối hợp giữa các giảng viên trong từng nhóm môn học, từng Tổbộ môn và Khoa. Ngoài ra, để việc phối hợp tốt giữa các giảng viên trong khoa thì các bộ mônvà khoa phải thường xuyên trao đổi kiến thức với nhau thông quan những buổi Seminar chuyênmôn, những buổi họp chuyên môn, và đặc biệt trong những buổi họp chuyên môn mọi giảngviên phải mở lòng, phải đánh giá, góp ý đúng về chuyên môn. Trong những buổi họp chuyênmôn ngoài việc giúp giảng viên hiểu nhau hơn thì còn mang lại kiến thức giúp giảng viên bổtúc để phục vụ giảng dạy tốt hơn. Hai là, sinh viên còn quá thụ động, học theo cách đối phó là chính, sinh viên chưa tiếpcận phương pháp học ở bậc đại học mà còn học thuộc lòng, máy móc như phản xạ từ nhữngnăm học phổ thông trung học, và có thói quen ỷ lại,. Từ thời phổ thông, cách học từ chương,máy móc, trả nợ, ép buộc đã làm cho học sinh một sự lo sợ thường trực, một áp lực vô hình đểsau này, dù đã trở thành sinh viên, vẫn mang ám ảnh tâm lý, một phản xạ đối phó trong bất kỳtình huống nào. Khi khảo sát nhanh 100 sinh viên QTKD&DL về thời cấp III, đã có kết quảnhư sau: 25 Bảng 1. Những kiểu học thời cấp III khiến học sinh hình thành sự thụ động Bị đánh, mắng Phải viết thuộc Học với Phải học môn học Nhiều mảng vì không thuộc lòng theo ý thầy phương pháp mình ghét kiến thức vô ích bài cô đọc chép 44/100 57/100 82/100 91/100 38/100 (Nguồn: Khảo sát 100 sinh viên tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM) Với khuynh hướng xem việc học để đối phó, một giải tỏa cho nỗi sợ hãi vô hình, khiếnsinh viên rất thụ động, ngại khó, ngại khổ cực, tìm cách thoái thác trách nhiệm, e dè hoạt độngnhóm, tập thể. Đó chính là điểm rất khó khăn cho các giảng viên trong việc từng bước xóa bỏtâm lý “phòng thủ”, “trả nợ” trên. Giảng viên có sáng tạo gì đi nữa cũng cần có người hưởngứng từ sinh viên. Trái lại, thụ động và mong muốn cho qua việc, chẳng hào hứng gì chuyệnhọc, nghiên cứu cái mới, nghiên cứu thực tiễn để hỗ trợ cho việc sau khi tốt nghiệp. Ở cấp phổ thông, học sinh được dạy với áp lực và óc định kiến vấn đề sâu nặng, khôngđược tự do học cái mình yêu thích mà tất cả là phục vụ cho mong muốn của gia đình, nhiều khicòn là để cha mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm. Lâu dần, học sinh thành người máy thụ động,chỉ biết giải quyết việc trước mắt, không có khả năng nhận định tương lai hầu xây dựng kếhoạch và mục đíc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: