![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế
Số trang: 12
Loại file: docx
Dung lượng: 84.57 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CRD bắt đầu phát triển các hoạt động cộng đồng ở hai huyện miền núi ( Nam đông và A Lưới) của thừa Thiên Huế vào giữa măm 1999. Các dự án cộng đồng của CRD được triển khai trên một xã
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế (Cẩm nang dùng cho Hướng dẫn viên cộng đồng) Lê Hiền 1. Giới thiệu CRD bắt đầu các hoạt động phát triển cộng đồng ở hai huyện miền núi (Nam Đông và A Lưới) của Thừa Thiên Huế vào giữa năm 1999. Các dự án phát triển cộng đồng của CRD được triển khai trên địa bàn một xã. Các hoạt động của dự án mang tính đa dạng, bao trùm hầu hết tất cả các lĩnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng như văn hoá, sức khoẽ cộng đồng, kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp. Ở mỗi dự án, CRD bố trí một cán bộ hỗ trợ cho cộng đồng, hay còn gọi là Hướng dẫn viên cộng đồng, gọi tắt là CF (Community Facilitator). Sau 7 năm hoạt động, CRD rút ra một nhận xét chung là hướng dẫn viên cộng đồng đóng một vai trò rất lớn đến sự thành công của dự án nói riêng và sự phát triển của cộng đồng nói chung. Khả năng phân tích và hỗ trợ cho việc phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng nói chung và các hộ nghèo nói riêng là một trong những nhân tố quyết định sự đóng góp của CF trong sứ mệnh phát triển của cộng đồng. Bài viết này tư liệu hoá các bước trong phân tích sinh kế bền vững của CFs cho người dân. Có thể xem đây là một cẩm nang hướng dẫn tiến trình phân tích sinh kế của người dân cho CF. 2. Quan điểm của CRD về sinh kế và sinh kế bền vững CRD hoàn toàn chia sẽ khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững do DFIT đưa ra, do đó, sinh kế được hiểu là: • Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. • Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (5) vốn tài chính; (6) Vốn xã hội (khái niệm về các loại nguồn vốn này sẽ được giải thích rõ ở phần sau) Chăn trâu, thả gia cầm ở bìa rừng: một kiểu sinh kế của người Pahy ở bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Và sinh kế bền vững là: • Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra. • Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chiến lược tiếp cận phát triển cộng đồng của CRD theo quan điểm sinh kế bền vững là đặt con người làm trung tâm của hoạt động phát triển thông qua việc tìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên dựa trên nền tảng sự phát triển của loài người. Cụ thể: • Bắt đầu bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của người dân, tìm hiểu xem chiến lược đó thay đổi như thế nào qua thời gian. • Lôi cuốn người dân tham gia ở mức độ cao nhất, tôn trọng ý kiến của họ, đồng thời đưa ra các hoạt động nhằm hỗ trợ người dân đạt được mục đích phát triển sinh kế của mình. • Phân biệt các nhóm khác nhau chịu ảnh hưởng của các chương trình phát triển và xác định các yếu tố khác nhau chịu ảnh hưởng đến sự tham gia của họ vào các chương trình đó. • Nêu bật tác động của chính sách và cơ cấu thể chế đối với các hộ gia đình và cộng đồng. • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tác động đến chính sách và cơ cấu thể chế nói trên nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề của người nghèo. 3. Đặc trưng các loại vốn ở các xã dự án của CRD Vốn con người: kỹ năng canh tác và kiến thức bản địa cao nhưng kỹ năng canh tác theo lối hiện đại hạn chế. Người dân mặc dù làm việc siêng năng nhưng do sức khoẽ không đảm bảo nên năng suất làm việc không cao. Do đời sống khó khăn, cô lập với bên ngoài nên trình độ học vấn rất hạn chế. Cụ thể: • Tỷ lệ người ăn theo cao. • Trình độ học vấn của đa số các chủ hộ chưa hết cấp I •Sức khoẻ không đảm bảo, hay bị ốm đau • Năng lực quản lí thấp • Quĩ thời gian lớn sử dụng không có có hiệu quả • Phân công lao động chưa cân bằng về giới Cao su: một nguồn sinh kế của người Pahy ở bản Khe Tran, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Vốn xã hội: Tình làng nghĩa xóm đậm đà nhưng sự hợp tác trong sản xuất thấp. Vai trò của các tổ chức truyền thống đang giảm sút, trong lúc các tổ chức đoàn thể chưa hoạt động có hiệu quả. Cụ thể: • Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng tương đối lớn • Cơ chế hợp tác trong sản xuất, mua bán sản phẩm, các nhóm tiết kiệm, tín dụng còn rất hạn chế • Các qui định, hành vi ứng xử của làng bản như việc phạt trâu bò nếu xâm hại rẫy lúa người khác vẫn còn có hiệu lực, tuy nhiên, không nghiêm khắc như trước đây • Tính ngưỡng của thôn bản còn rất mạnh nhưng không nghiêm khắc như trước đây • Cơ hội tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở địa phương rộng mở cho tất cả các thành viên trong cộng đồng • Cơ chế hoà giải mâu thuẩn trong địa phương được dựa trên quan hệ họ hàng Vốn tự nhiên: Quỉ đất khá rộng lớn, tuy nhiên khá xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn. Rừng đang bị tàn phá nặng, hầu hết diện tích rừng thuộc sở hữu của lâm trường nhà nước. Mặt nước hạn chế do địa hình là đồi núi. Khí hậu không được thuận lợi do hạn hán và mưa lũ. Cụ thể: • Các hộ gia đình có số lượng đất đồi lớn nhưng đất canh tác lúa nước rất hạn chế. Đất rừng của cộng đồng mặc dù lớn nhưng việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình chưa được thực hiện tốt. • Do sự bị suy thoái mạnh nên khả năng cung cấp thức ăn và thực phẩm của rừng không còn lớn. • Các nguồn giống cây, con từ tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng • Bải chăn thả gia súc và nguồn thức ăn cho gia súc đang bị hạn chế dần do việc phát triển trồng rừng • Hệ thống suối dày đặc là tiềm năng cho nước sinh hoạt, thuỷ lợi. Tuy nhiên, nhược điểm là khá xa khu dân cư, lượng nước không đều quanh năm do sự suy thoái của rừng đầu nguồn Vốn tài chính: Vốn tài chính rất hạn chế, nguồn thu tiền mặt của chủ yếu của khoảng 1/2 số hộ trong cộng đồng là tiền trợ cấp chiến tranh của nhà nước (chính sách xã hội). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế (Cẩm nang dùng cho Hướng dẫn viên cộng đồng) Lê Hiền 1. Giới thiệu CRD bắt đầu các hoạt động phát triển cộng đồng ở hai huyện miền núi (Nam Đông và A Lưới) của Thừa Thiên Huế vào giữa năm 1999. Các dự án phát triển cộng đồng của CRD được triển khai trên địa bàn một xã. Các hoạt động của dự án mang tính đa dạng, bao trùm hầu hết tất cả các lĩnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng như văn hoá, sức khoẽ cộng đồng, kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp. Ở mỗi dự án, CRD bố trí một cán bộ hỗ trợ cho cộng đồng, hay còn gọi là Hướng dẫn viên cộng đồng, gọi tắt là CF (Community Facilitator). Sau 7 năm hoạt động, CRD rút ra một nhận xét chung là hướng dẫn viên cộng đồng đóng một vai trò rất lớn đến sự thành công của dự án nói riêng và sự phát triển của cộng đồng nói chung. Khả năng phân tích và hỗ trợ cho việc phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng nói chung và các hộ nghèo nói riêng là một trong những nhân tố quyết định sự đóng góp của CF trong sứ mệnh phát triển của cộng đồng. Bài viết này tư liệu hoá các bước trong phân tích sinh kế bền vững của CFs cho người dân. Có thể xem đây là một cẩm nang hướng dẫn tiến trình phân tích sinh kế của người dân cho CF. 2. Quan điểm của CRD về sinh kế và sinh kế bền vững CRD hoàn toàn chia sẽ khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững do DFIT đưa ra, do đó, sinh kế được hiểu là: • Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. • Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (5) vốn tài chính; (6) Vốn xã hội (khái niệm về các loại nguồn vốn này sẽ được giải thích rõ ở phần sau) Chăn trâu, thả gia cầm ở bìa rừng: một kiểu sinh kế của người Pahy ở bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Và sinh kế bền vững là: • Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra. • Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chiến lược tiếp cận phát triển cộng đồng của CRD theo quan điểm sinh kế bền vững là đặt con người làm trung tâm của hoạt động phát triển thông qua việc tìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên dựa trên nền tảng sự phát triển của loài người. Cụ thể: • Bắt đầu bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của người dân, tìm hiểu xem chiến lược đó thay đổi như thế nào qua thời gian. • Lôi cuốn người dân tham gia ở mức độ cao nhất, tôn trọng ý kiến của họ, đồng thời đưa ra các hoạt động nhằm hỗ trợ người dân đạt được mục đích phát triển sinh kế của mình. • Phân biệt các nhóm khác nhau chịu ảnh hưởng của các chương trình phát triển và xác định các yếu tố khác nhau chịu ảnh hưởng đến sự tham gia của họ vào các chương trình đó. • Nêu bật tác động của chính sách và cơ cấu thể chế đối với các hộ gia đình và cộng đồng. • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tác động đến chính sách và cơ cấu thể chế nói trên nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề của người nghèo. 3. Đặc trưng các loại vốn ở các xã dự án của CRD Vốn con người: kỹ năng canh tác và kiến thức bản địa cao nhưng kỹ năng canh tác theo lối hiện đại hạn chế. Người dân mặc dù làm việc siêng năng nhưng do sức khoẽ không đảm bảo nên năng suất làm việc không cao. Do đời sống khó khăn, cô lập với bên ngoài nên trình độ học vấn rất hạn chế. Cụ thể: • Tỷ lệ người ăn theo cao. • Trình độ học vấn của đa số các chủ hộ chưa hết cấp I •Sức khoẻ không đảm bảo, hay bị ốm đau • Năng lực quản lí thấp • Quĩ thời gian lớn sử dụng không có có hiệu quả • Phân công lao động chưa cân bằng về giới Cao su: một nguồn sinh kế của người Pahy ở bản Khe Tran, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Vốn xã hội: Tình làng nghĩa xóm đậm đà nhưng sự hợp tác trong sản xuất thấp. Vai trò của các tổ chức truyền thống đang giảm sút, trong lúc các tổ chức đoàn thể chưa hoạt động có hiệu quả. Cụ thể: • Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng tương đối lớn • Cơ chế hợp tác trong sản xuất, mua bán sản phẩm, các nhóm tiết kiệm, tín dụng còn rất hạn chế • Các qui định, hành vi ứng xử của làng bản như việc phạt trâu bò nếu xâm hại rẫy lúa người khác vẫn còn có hiệu lực, tuy nhiên, không nghiêm khắc như trước đây • Tính ngưỡng của thôn bản còn rất mạnh nhưng không nghiêm khắc như trước đây • Cơ hội tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở địa phương rộng mở cho tất cả các thành viên trong cộng đồng • Cơ chế hoà giải mâu thuẩn trong địa phương được dựa trên quan hệ họ hàng Vốn tự nhiên: Quỉ đất khá rộng lớn, tuy nhiên khá xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn. Rừng đang bị tàn phá nặng, hầu hết diện tích rừng thuộc sở hữu của lâm trường nhà nước. Mặt nước hạn chế do địa hình là đồi núi. Khí hậu không được thuận lợi do hạn hán và mưa lũ. Cụ thể: • Các hộ gia đình có số lượng đất đồi lớn nhưng đất canh tác lúa nước rất hạn chế. Đất rừng của cộng đồng mặc dù lớn nhưng việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình chưa được thực hiện tốt. • Do sự bị suy thoái mạnh nên khả năng cung cấp thức ăn và thực phẩm của rừng không còn lớn. • Các nguồn giống cây, con từ tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng • Bải chăn thả gia súc và nguồn thức ăn cho gia súc đang bị hạn chế dần do việc phát triển trồng rừng • Hệ thống suối dày đặc là tiềm năng cho nước sinh hoạt, thuỷ lợi. Tuy nhiên, nhược điểm là khá xa khu dân cư, lượng nước không đều quanh năm do sự suy thoái của rừng đầu nguồn Vốn tài chính: Vốn tài chính rất hạn chế, nguồn thu tiền mặt của chủ yếu của khoảng 1/2 số hộ trong cộng đồng là tiền trợ cấp chiến tranh của nhà nước (chính sách xã hội). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quan điểm của CRD đặc trưng các loại vốn vốn xã hội vốn tài chính vốn tự nhiênTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 205 2 0 -
Vai trò của vốn xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An
9 trang 31 0 0 -
Mối quan hệ giữa vốn tâm lý và sự hài lòng công việc của nhân viên
12 trang 30 0 0 -
12 trang 30 0 0
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội tới khả năng phục hồi chuỗi cung ứng
4 trang 28 0 0 -
Mối quan hệ phức hợp của vốn xã hội và vốn con người
6 trang 24 0 0 -
46 trang 23 0 0
-
21 trang 22 0 0
-
11 trang 18 0 0
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 20 - Châu Văn Thành
22 trang 17 0 0