Danh mục

Phân tích sự tác động của dịch bệnh truyền nhiễm đến hoạt động kinh tế - Khía cạnh hành vi con người

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.72 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh truyền nhiễm đến kinh tế. Sau đó đưa ra một số chính sách quản lý dịch bệnh và kết luận có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích sự tác động của dịch bệnh truyền nhiễm đến hoạt động kinh tế - Khía cạnh hành vi con người HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM19. 1Nguyễn Chí Đức*Tóm tắtĐầu tiên bài viết tiến hành phân tích sự khác biệt giữa đại dịch bệnh truyền nhiễm vàthảm họa hiếm xảy ra. Tiếp theo, bài viết sử dụng Mô hình trò chơi Bayes với thông tinkhông hoàn hảo và Thuyết nổi trội để tìm hiểu cơ chế xử lý thông tin và vai trò cảm xúctrong hành vi của con người, đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếpcủa dịch bệnh truyền nhiễm đến hoạt động kinh tế. Sau đó bài viết tiến hành tổng hợp cáckết quả nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh truyền nhiễm đến kinh tế. Cuốicùng bài viết đưa ra một số chính sách quản lý dịch bệnh và kết luận có liên quan.Từ khóa: Dịch bệnh truyền nhiễm, trò chơi Bayes, thuyết nổi trội.1. Lời mở đầuCác bệnh truyền nhiễm đang là một trong những thách thức quan trọng nhất xã hội hiệnđại phải đối mặt, dễ tạo ra những thông tin không chính xác và gây hoang mang, thậmchí có thể tạo làn sóng lan truyền ra toàn thế giới. Do đó, đòi hỏi các quốc gia và khu vựcphải phối hợp cùng nhau ứng phó. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy,kể từ khi bước vào thế kỷ 21, nhân loại đã trải qua 5 biến cố đại dịch bệnh truyền nhiễmđược xếp vào cấp độ “Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” (Public Health Emergency ofInternational Concern, PHEIC), đó là SARS năm 2003, H1N1 năm 2009, Polio năm 2014,Ebola năm 2014 và Covid-19 năm 2019. Ngoài ra có thể kể đến các cơn đại dịch tả năm1854, đại dịch cúm năm 1918, cúm H2N2 năm 1957 và cúm H3N2 năm 1968, liên tụcxuất hiện, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển ổn định của xã hội loài người. Hiện nay, có một số nghiên cứu xem đại dịch bệnh truyền nhiễm như thảm họa hiếmxảy ra, từ đó tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa tình hình dịch bệnh và hành vi của cáccá nhân, đồng thời ước tính tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với nền kinh tế (Lee &* Trường Đại học Sài Gòn | Email liên hệ: ducthinh19782002.td@gmail.com 273 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAMMcKibbin, 2004; Snyder et al., 2010). Còn Blendon, Benson, DesRoches, Raleigh, andTaylor-Clark (2004) dựa trên tâm lý hoang mang, đã tiến hành cuộc khảo sát và phỏngvấn lo ngại rằng tâm lý tiêu cực do ảnh hưởng của SARS đã gây thiệt hại tổng cộng 1 tỷCAD. Mọi người đã đánh giá quá mức khả năng lây truyền virus trong đợt dịch, và chínhtâm lý hoang mang đã gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế chỉ có vài trămca nhiễm được xác nhận. Do đó, bài viết bắt đầu từ việc nghiên cứu các đặc điểm của đạidịch bệnh truyền nhiễm, với mong muốn sử dụng môn tài chính hành vi để tìm hiểu tácđộng của đại dịch bệnh truyền nhiễm đối với cá nhân, nhằm bổ sung và làm phong phúhơn tài liệu nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam. Cụ thể, ý tưởng nghiên cứu của bài viết như sau: Thứ nhất, xem xét các tài liệu vềthảm họa hiếm xảy ra, phân tích sự khác biệt giữa đại dịch bệnh truyền nhiễm và thảmhọa hiếm xảy ra. Thứ hai, thảo luận về các yếu tố không duy lý ảnh hưởng đến dịch bệnh,dựa trên cơ chế nhận thức của con người được xây dựng bởi Mô hình trò chơi Bayes vớithông tin không hoàn hảo (Gallagher, 2014) phân tích các nhận thức lệch lạc xảy ra trongdịch bệnh, sử dụng Thuyết nổi trội (Bordalo, Gennaioli, & Shleifer, 2012) để giải thíchnhững cảm xúc lệch lạc trong thời gian xảy ra dịch bệnh, đồng thời thảo luận về tác độngcủa văn hóa khu vực đối với dịch bệnh và việc quản lý - kiểm soát dịch bệnh. Thứ ba,phân loại tác động trực tiếp của dịch bệnh do các yếu tố khách quan, thảo luận về tácđộng gián tiếp của dịch bệnh do lý trí của con người hoặc phản ứng không duy lý. Thứtư, dựa trên nội dung của bài viết, gợi ý một số chính sách cho các nhà quản lý kinh tế.2. Dịch bệnh truyền nhiễm: thông tin không chính xác và tâm lý hoảng sợ toàn cầuNhững thảm họa hiếm xảy ra là những sự kiện có xác suất xảy ra rất nhỏ, nhưng khi xảyra gây thiệt hại cực kỳ lớn và đe dọa rất lớn đến xã hội loài người (Rietz, 1988). Chủ yếubao gồm các thảm họa đến từ thiên nhiên như động đất (Jackson, 1981), bão (Dessaint &Matray, 2017), lũ lụt (Gallagher, 2014), núi lửa phun trào, sóng thần, lở đất và hỏa hoạn(Bernile, Bhagwat, & Rau, 2014); các thảm họa gây ra bởi yếu tố con người như suy thoáikinh tế (KnÜPfer, Rantapuska, & SarvimÄKi, 2016), khủng hoảng tài chính (Guiso,Sapienza, & Zingales, 2013) và dịch bệnh (Almond & Mazumder, 2005). Các nghiên cứunày chủ yếu vẫn tập trung ở sự tác động của các thảm họa ở tầm khu vực. Khác với các thảm họa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: